Monday, May 28, 2012

Giai phap tiet kiem moi truong cho duong nong thon

Trước bài toán giao thông nông thôn có nguồn kinh phí hạn chế trong khi khối lượng cần đầu tư lớn, vật liệu HRB đang được xem là giải pháp khả thi với ưu điểm không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn thân thiện với môi trường. SGTT.VN - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có kết luận về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài tại tỉnh Ninh Bình, giai đoạn năm 2005 – 2011. (PL)- Những ngày qua dư luận ở Cần Thơ xôn xao tin một bà mẹ và con gái cùng khỏa thân để ngăn cản lực lượng thi công công trình nhà ở tại địa bàn quận Cái Răng.



HRB - giải pháp vật liệu mới


Theo báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đa số các con đường giao thông ở nông thôn sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống như: cấp phối đá dăm, nhựa và bê tông xi măng với tỉ lệ đường cấp phối đá dăm chiếm 32,34%, đường nhựa chiếm 14,31% và đường bê tông xi măng chiếm 14,6%.

Ngay cả đường nhựa và đường bê tông xi măng cũng cần sử dụng lớp cấp phối đá dăm phía dưới làm nền nóng nên việc làm đường tốn rất nhiều công sức vận chuyển đá từ mỏ tới công trường, gây tốn kém thời gian, chi phí và quan trọng là ảnh hưởng lớn tới môi trường tại không chỉ địa bàn công trình.


Việc khai thác đá phục vụ cho xây dựng công trình đang tạo ra sự hủy hoại cảnh quan và môi trường nhiều tỉnh thành. Mỏ khai thác đá xây dựng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào có núi. Ngay cả núi non trong những khu du lịch và di tích cũng không tránh khỏi sự tấn công của của các đơn vị khai thác.

Một điển hình gần đây là Phú Quốc. Vùng đảo nổi tiếng với 99 ngọn núi đã không còn giữ được con số đẹp ấy bởi ngọn số 37 bị bức tử bởi thuốc nổ và phương tiện khai thác.

Những núi đá nằm trong Khu bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng cũng đang bị khoét nham nhở ngày đêm với những tiếng nổ mìn náo động cả vùng. Vùng núi đẹp gọi là Thất Sơn với 7 ngọn ở An Giang cũng bị băm nát bởi các công trường khai thác đá.

Năm 2009, tại quyết định số 992/QĐ- BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép sử dụng vật liệu HRB của Công ty TNHH Phú Thiện Phát để gia cố đất làm lớp móng dưới mặt đường cao cấp A1 và A2, móng trên mặt đường cấp cao A2 hoặc lớp mặt đường cấp thấp B1, B2 theo quy định tại tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 - 2006.




Làm móng đường: Dùng đất thải thay đá

Mới đây, vật liệu HRB đã được sử dụng trên 20km đường giao thông nông thôn tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ thuộc Hưng Yên.

HRB là một vật liệu kết dính thủy hóa đường như xi măng và vôi nhưng có những tính chất hóa học đặc biệt cho phép HRB kết dính trực tiếp với đất tạo ra nền móng bền vững.



Thay vì dùng đá dăm nổ từ các mỏ và nghiền nhỏ, HRB sử dụng trộn trực tiếp với đất thải ngay tại công trình sẽ tạo ra một nền móng vững chắc cho các con đường nhựa hay bê tông xi măng. Với các đường giao thông nông thôn, giải pháp này có thể thay thế luôn đường nhựa hay bê tông xi măng mà vẫn đảm bảo tạo ra cường độ chịu tải trọng hợp lý.

"Việc sử dụng HRB gia cố đất góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường do tận dụng được các nguồn vật liệu địa phương (đất, cát), hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện vận tải trên công trường như vận chuyển đá dăm hay vận chuyển đất đổ đi.", ông Nguyễn Từ, phòng Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cho biết.

Theo đại diện công ty TNHH Phú Thiện Phát, đơn vị sản xuất và phân phối HRB tại Việt Nam, "Một ưu điểm khác của công nghệ này là kinh phí làm đường chỉ bằng 75% đến 80% so với sử dụng các loại vật liệu khác như bê tông xi măng, đá dăm cấp phối hay đá dăm láng nhựa. Đồng thời, HRB vẫn đảm bảo tính ổn định về kết cấu qua thời gian khai thác".




Hiện tại, không chỉ Hưng Yên mà hàng chục công trình sử dụng HRB đã hoàn thành ở Việt Nam như ở Thanh Hà - Hải Dương; Sơn Tây - Hà Nội; Con Cuông - Nghệ An; Giao Thủy - Nam Định; Nà Khoa - Điện Biên; Trảng Bom - Đồng Nai, Mường Hung - Sông Mã, Sơn La.

Bình Minh


TTCP đã kiến nghị kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình để xảy ra những sai phạm, khuyết điểm trong thời kỳ năm 2005 – 2010; UBND tỉnh kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với lãnh đạo các sở: Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải; Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa – thể thao và du lịch, và một số UBND huyện của tỉnh này do chưa chấp hành đầy đủ trình tự, thủ tục về xây dựng cơ bản.

Theo đó, TTCP đã phát hiện 8/10 dự án không có báo cáo kết quả thẩm định dự án; việc thẩm định, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán ở một số dự án… chưa đúng quy định của bộ Xây dựng. Nhiều gói thầu lớn ở các dự án được chỉ định thầu không đúng theo luật Đấu thầu; một loạt các gói thầu do sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư không hề có kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình triển khai thi công, đầu tư nhiều dự án, việc áp dụng sai đơn giá, nghiệm thu sai khối lượng thi công… đã làm tăng giá trị thực tế của công trình. TTCP yêu cầu phải giảm trừ, bổ sung vào bốn dự án có sai phạm về quy định, trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng với số tiền gần 30 tỉ đồng.


Pháp Luật TP.HCM liên hệ với ông Mai Hồng Châu, Chủ tịch UBND quận Cái Răng, để hỏi rõ hơn, ông Châu cho biết có sự việc xảy ra và hẹn làm việc với PV sáng nay.

Ngày 22-5, Công ty Cổ phần Xây dựng số 8 đưa máy móc vào thi công xây dựng khu dân cư tại phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng) theo chủ trương quy hoạch của TP Cần Thơ. Tại đây, bà PTL (52 tuổi) và con là HNT (33 tuổi) đã ngăn lại bằng cách cởi hết quần áo. Lực lượng vệ sĩ của chủ đầu tư đã lôi kéo hai mẹ con bà L. ra khỏi khu vực thi công để tiếp tục triển khai dự án.

Được biết, bà L. có nhà, đất nằm trong khu quy hoạch xây dựng khu dân cư và đã có quyết định thu hồi đất. Trước đó không lâu, chồng bà L. đã uống thuốc trừ sâu ngay trước mặt đoàn cưỡng chế thu hồi đất (không chết) để phản đối giá bồi hoàn thấp, chưa hợp lý. Chính quyền địa phương và ngành chức năng đã hai lần tổ chức đối thoại, giải thích với gia đình bà về giá đền bù trả như các hộ khác và hợp lý.

GIA TUỆ


No comments:

Post a Comment