Wednesday, March 28, 2012

Cac doanh nghiep duong trong nuoc phai dat loi ich chung len tren

(VOH) - "Các doanh nghiệp sản xuất mía đường và doanh nghiệp tiêu thụ đường trong nước phải biết đặt lợi ích chung lên trên", đó là kết luận của ông Nguyễn Thành Biên – Thứ trưởng Bộ Công thương tại Hội nghị Mía đường diễn ra vào sáng nay 28/3 tại TPHCM.


Các doanh nghiệp đường trong nước phải đặt lợi ích chung lên trên
Một doanh nghiệp sản xuất đường trong nước. Ảnh: saigontimes

Ông Nguyễn Thành Biên cho rằng, nếu doanh nghiệp sản xuất mía đường và doanh nghiệp tiêu thụ đường trong nước chỉ chạy theo lợi ích riêng mà không nghĩ đến lợi ích chung thì sẽ khó tìm được sự ổn định cho giá đường trong nước cũng như khó có thể giúp người trồng mía sống được với loại cây công nghiệp này. Vì vậy, trước mắt ông Nguyễn Thành Biên đề nghị Vụ Công nghiệp nhẹ phối hợp cùng Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương kiểm tra lại 26 doanh nghiệp đã đăng ký lượng đường cần mua để chế biến các sản phẩm từ đường.

Theo Bộ Công thương, tính từ tháng 11 đến nay khối lượng đường mà các doanh nghiệp đăng ký mua là 268.296 tấn. Sau khi lượng cầu về đường của các doanh nghiệp mua đường trong nước được xác định, Hiệp hội Mía đường VN có trách nhiệm chia sẻ thông tin cho các hội viên nắm để ký kết các hợp đồng mua bán. Việc làm này phải được thực hiện ngay trong tháng 04/2012. Riêng đối với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu 70.000 tấn đường, ông Nguyễn Thành Biên – Thứ trưởng Bộ Công thương đề nghị:

Trường Duy
Theo tintuc.xalo.vn

Friday, March 23, 2012

Nganh VLXD Chiu dau de hoan thien

BĐS đóng băng không chỉ khiến các nhà đầu tư lao đao mà còn kéo thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) "chìm" cùng. Những con số không khả quan của ngành này trong năm 2011 đã khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, trao đổi với ĐTTC ông Nguyễn Quang Cung, Phó Chủ tịch thường trực Hội VLXD, cho rằng "cơn đau" này là cần thiết.


* Ông có thể cho biết nhận định chung về sự khó khăn của các doanh nghiệp ngành VLXD hiện nay?

Ông NGUYỄN QUANG CUNG:
- Các doanh nghiệp VLXD đang phải đối mặt với khó khăn vô cùng lớn. Xuất khẩu hạn chế, cạnh tranh từ VLXD nước ngoài, thị trường BĐS đóng băng khiến nhu cầu sử dụng vật liệu ít đi, nguồn vốn hạn hẹp…

Điều này đã được thể hiện rõ trong năm 2011, khi xi măng tiêu thụ chỉ bằng năm 2010, gạch, ngói, gốm sứ chỉ bằng khoảng 60%... Nhưng tôi không cho rằng đó là thất bại. Thực tế, thất bại ấy chỉ là tạm thời, về lâu về dài chúng ta sẽ được nhiều hơn mất.

Ngành VLXD: Chịu đau để hoàn thiện
Nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay chỉ hoạt động 30-40% công suất.

Cụ thể, sự khó khăn của thị trường sẽ bộc lộ những sai sót trong phát triển của ngành. Nói cách khác, chúng ta đang có cơ hội nhìn lại khiếm khuyết để điều chỉnh.

Thí dụ, thị trường BĐS đã có thời gian phát triển quá nóng, doanh nghiệp khi đầu tư chỉ nghĩ đến bước tiến mà không nghĩ đến bước lùi, không tính toán các phương án khi thị trường đi xuống. Đây là cách đầu tư không bài bản, không bền vững. Bên cạnh đó, chúng ta đã để cho sự phát triển của doanh nghiệp quá nhiều về số lượng nhưng quá manh mún về quy mô. Và khi quá manh mún về quy mô, rõ ràng khó đầu tư cho công nghệ cao.

Chẳng hạn như Thái Lan, tổng công suất thiết kế của xi măng khoảng 116 triệu tấn nhưng họ chỉ có 5 nhà đầu tư, trong khi chúng ta chỉ 60-65 triệu tấn lại có đến 100 nhà đầu tư. Đã đến lúc phải sắp xếp lại sự manh mún này. Trước đây, nhiều doanh nghiệp không đủ sức, không đủ năng lực tài chính vẫn đầu tư, nên khi ngân hàng không cho vay, những doanh nghiệp này sẽ "chết".

Nay các nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ. Thay vì "tay không bắt giặc", khi đầu tư họ phải quan tâm đến công nghệ, quy mô, thị trường, năng lực tài chính, đội ngũ cán bộ... Đau hiện nay là đau tạm thời nhưng cái được là ngành sẽ phát triển theo hướng khác, không phát triển như thế này nữa. Chính "cơn đau" này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận lại. Đau thì vẫn là đau, thua thì vẫn thua nhưng về lâu dài chúng ta sẽ có sự đổi mới tư duy của nhà đầu tư, nhà sản xuất. Điều này rất quan trọng.

* Thưa ông, đã có luồng dư luận về việc các doanh nghiệp VLXD bắt tay làm giá khi đầu năm 2012 đến nay, thị trường trầm lắng nhưng giá VLXD, đặc biệt là thép và xi măng không hề giảm?

- Hoàn toàn không có chuyện đó. Giá cao do bài toán thị trường. Bởi, nếu thị trường nhu cầu nhỏ thì dù giảm giá đi nữa vẫn tiêu thụ chừng ấy, sự thua lỗ sẽ tăng lên. Người ta chỉ giảm giá khi thị trường lớn mà số nhà sản xuất nhiều, phải cạnh tranh quyết liệt.

Các doanh nghiệp VLXD đang thời kỳ lỗ, nếu giảm nữa chắc chắn sẽ lỗ to. Chính vì vậy họ vẫn phải giữ giá, thậm chí phải lên giá vì giá đầu vào lên: giá điện lên, xăng dầu lên, vận chuyển lên, nhân công lên, lương lên.

* Những áp lực hiện nay liệu có dẫn đến việc doanh nghiệp VLXD sẽ phá sản hàng loạt, thưa ông?

- Tôi cho rằng điều đó sẽ xuất hiện và sẽ còn xuất hiện. Đó là quy luật của sự phát triển. Đây chính là sự đào thải của những hình thức đầu tư kém bền vững, không xây dựng cho mình một nền tảng, một tư thế khi bước vào đầu tư. Nhiều người còn có một cái tệ nữa là đã đầu tư là muốn lãi ngay.

Điều này sẽ không có, đặc biệt là đối với đầu tư sản xuất VLXD. Mấy năm liền phải lỗ và anh phải chuẩn bị vốn để bù vào chỗ đấy. Đó là lỗ kế hoạch nên nhà đầu tư phải thay đổi tư duy, không thể đầu tư theo kiểu ăn xổi được

* Vậy bài toán quản lý đặt ra ở đây là gì, thưa ông?

- Các giải pháp đều đã được Hội VLXD nói rất nhiều. Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế nhập khẩu để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nội địa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng phải năng động, cơ cấu lại sản xuất, liên kết với nhau, tạo dựng những thương hiệu mạnh, chuyển hướng đầu tư sản xuất các chủng loại trong nước chưa sản xuất được. Nói chung đây là thời điểm vô cùng khó khăn, doanh nghiệp cần phải tiết kiệm chi phí hết mức và liên kết để cùng phát triển.

- Xin cảm ơn ông.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đầu năm 2012 tăng hơn 21% so với cùng kỳ 2011. Trong đó, xi măng thuộc top các mặt hàng tồn kho kỷ lục với 84,4%, khoảng 3,5 triệu tấn; gạch ốp lát tồn kho trên 30 triệu m2, trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng. Thép tồn kho gần 400.000 tấn và 560.000 tấn phôi thép.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp thép phá sản trong năm 2012 do các dự án BĐS, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn "án binh bất động". Trước mắt, Công ty Thép Việt đã phải cắt giảm 50% công suất, Công ty Thép Vạn Lợi tuyên bố ngừng sản xuất… Nhiều công ty khác chỉ hoạt động khoảng 30-40% công suất.

Trong khi đó, chi phí vay vốn quá cao cộng thêm giá vật tư nhiên liệu đầu vào chính tăng, như: than 41%, điện hơn 15%, vỏ bao khoảng 25%... càng đẩy các doanh nghiệp vào cảnh khốn khó. Mặt khác, hiện nay việc kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng trên còn lỏng lẻo khiến hàng ngoại tràn vào, càng đẩy sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm trong nước.


DiaOcOnline.vn - Theo ĐTTC


Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, March 18, 2012

Can canh khu du lich sinh thai khon kho cua dai gia Dieu Hien

Trong lúc Công ty thuỷ sản Bình An nợ đầm đìa thì khu du lịch sinh thái do bà Phạm Thị Diệu Hiền đầu tư tại Sóc Trăng cũng đìu hiu vắng khách, bàn ghế phủ bụi, mạng nhện chăng đầy trần nhà.



Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Khu du lịch sinh thái Bình An có tổng diện tích 10ha được đưa vào hoạt động vào năm 1998.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Khu du lịch, biệt thự, công ty của nữ đại gia Diệu Hiền đều có những cặp sư tử đá. Theo phong thuỷ, sư tử có thể giải trừ được rủi ro, có tác dụng tăng thêm uy phong cho gia chủ.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Căn biệt thự trong khu du lịch của bà Hiền đang cho người thân ở nhìn từ bên ngoài.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Bàn ghế trong các nhà trú nắng phủ đầy bụi.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Cầu dao điện hư hỏng.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Chiếc cầu gỗ qua thời gian đã bị hỏng, gẫy nhiều nhịp.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
DH là tên viết tắt của nữ doanh nhân Diệu Hiền. Theo bà Hiền, đây là tên được sư cô trong chùa đặt cho khi bà được gửi nuôi ở chùa thuộc tỉnh miền Đông Nam bộ trong những ngày kháng chiến.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Cỏ mọc um tùm đang bò lấn vào căn nhà cũ kỹ và vây lấy hai chú ngựa đá.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Hơn 10 năm trước, khu du lịch sinh thái đầu tiên mang tên Bình An của nữ đại gia Diệu Hiền mở tại Sóc Trăng nườm nượp khách, ăn nên làm ra. Nay trong lúc Bianfishco gặp khó khăn về vốn, bà Diệu Hiền bị bệnh thì khu du lịch cũng khốn khổ vì vắng khách.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Mỗi ngày, khu du lịch sinh thái Bình Anchỉ đón vài người lên núi vãn cảnh, không náo nhiệt như thời gian đầu mới đưa vào hoạt động.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Ổ khoá rỉ sét.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
14 năm trước đây là khu du lịch sinh thái đầu tiên ở miền Tây, thu hút hàng nghìn người tham quan mỗi ngày. Ban đêm, tại đây còn có vũ trường hoạt động nhộn nhịp. Tuy nhiên, thời gian gần đây thì nhân viên kiểm soát vé ít phải làm việc.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Đôi sư tử đá có mặt ở nhiều công trình mà nữ đại gia thuỷ sản làm chủ đầu tư.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Trần nhà xe điện đụng dây thép lòng thòng, mạng nhện bám nhiều. Trong một lần trò chuyện, nữ doanh nhân cho biết trước đây chồng bà làm hiệu trưởng trường dạy lái xe nên sắp tới sẽ chuyển đổi công năng của khu du lịch Bình An thành trường dạy lái xe tư nhân.
Cận cảnh khu du lịch sinh thái 'khốn khổ' của đại gia Diệu Hiền
Những quả banh mục rệu rã trong nhà bóng ở khu du lịch.

Bài đang đọc nhiều:


'Trọc phú' Hà Nội điên rồ 'đốt' tiền... 'dạy chữ' cho chó Sẽ xuất hiện 'nhóm' siêu giàu mới ở Việt Nam? Nữ đại gia thuỷ sản thua kiện nông dân Quá nể 'lão đại gia' Việt 70 tuổi cưới... gái 20 Dân nhà giàu Ninh Bình đang sở hữu xế 'khủng' nào? Đại gia 'nghi cưới' Mỹ Tâm lý giải nợ của bà 'chúa chổm' Diệu Hiền 8.000 tỷ vốn nhà nước tại Sabeco biến đi đâu? Cty bầu Đức 'phản pháo' xếp hạng 'tiêu cực' của Fitch Ratings Choáng với thu nhập 'khủng' của gái mại dâm 'Quan tỉnh' mua liền một lúc... 5 biệt thự ở Hà Nội Xôn xao bát cổ 900 tuổi... giá 22 tỷ đồng Lại 'sốc' với Lamborghini LP700 dẫn đầu 'siêu' đám cưới con đại gia Nhà giàu Việt Nam lại 'gây choáng' với xe đạp VIP 35.000 USD 'Xế hộp' nhỏ, rẻ lại đua giảm giá
Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, March 8, 2012

Cuoc van tai tat nuoc theo gia xang tang

Đại diện các doanh nghiệp vận tải khẳng định, trước tình hình giá xăng tăng như hiện nay, chắc chắn cước vận tải cũng có sự điều chỉnh.

Chậm điều chỉnh cước ngày nào, doanh nghiệp lỗ ngày đó

Chiều 7/3, giá các loại nhiên liệu đốt trong nước bất ngờ nhảy vọt. Cụ thể, xăng đã chính thức tăng thêm 2.100 đồng/lít, dầu Diezen tăng 1.000 đồng/lít, dầu hoả tăng 600 đồng/lít; Madut cũng được điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng/kg.

Trước mức tăng mạnh của giá nhiên liệu, nhiều người lo ngại cước vận tải trong nước cũng sẽ "nhảy vọt". Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam khẳng định, hiệp hội này đã khuyến cáo các đơn vị thành viên về việc xăng, dầu có thể tăng giá từ cách đây một tháng, để các đơn vị chủ động phương án thay đổi cước vận tải.

Ông Hùng cho biết, với thực tế giá xăng tăng 10% sẽ khiến chi phí hoạt động vận tải taxi tăng khoảng 5%, còn dầu diezen tăng khoảng 5% sẽ làm chi phí vận tải hàng hoá, hành khách tăng khoảng 2%.

Do vậy, trước tình hình giá xăng dầu tăng ở mức như hiện nay, theo ông Hùng, các hãng taxi có khả năng sẽ phải điều chỉnh giá trong thời gian tới. Nhưng để làm được điều này nhanh nhất cũng phải mất khoảng nửa tháng.

"Không thể điều chỉnh ngay bởi các doanh nghiệp cần báo cáo, đề xuất mức tăng và thực hiện điều chỉnh đồng hồ tính cước với sự giám sát của các cơ quan chức năng. Hiệp hội đã khuyến cáo các doanh nghiệp chỉ nên tăng giá cước khi giá xăng, dầu tăng từ 10% trở lên. Trong trường hợp này, có thể các hãng taxi sẽ phải điều chỉnh giá cước. Còn vận tải hàng hoá và hành khách cần bình tĩnh tính toán, tổ chức vận tải hợp lý để tiết kiệm chi phí", ông Hùng nói.

Cước vận tải "tát nước" theo giá xăng tăng
Cước taxi sẽ có mặt bằng giá mới trong vài ngày tới. Ảnh : Nhật Nam

Đại diện Hiệp hội Taxi TP HCM cũng cho biết với việc điều chỉnh giá nhiên liệu như hiện nay, chắc chắn các hãng taxi sẽ điều chỉnh tăng giá cước. Các hãng đang tính toán để điều chỉnh tăng giá cước cho phù hợp. Cách đây 1 tuần (khi giá xăng chưa tăng), hãng Vinasun taxi đã chuẩn bị điều chỉnh tăng giá cước, bởi do tác động từ một số yếu tố giá vật tư, lương công nhân, chi phí đầu tư phương tiện tăng cao. Tuy nhiên, khi hãng chưa kịp tăng giá cước thì giá nhiên liệu tăng trước, tạo áp lực kép trong việc điều chỉnh tăng giá. Hiện giá nhiên liệu chiếm khoảng 30% chi phí giá thành, còn lại 70% phụ thuộc vào các yếu tố khác.

Thời gian áp dụng giá cước mới dự kiến trong vài ngày tới, vì mức tăng giá xăng dầu đợt này tới gần 10%, nên càng chậm điều chỉnh giá cước ngày nào, thì hoạt động kinh doanh của các đơn vị vận tải sẽ lỗ ngày ấy. Với taxi, do cần mất thời gian đăng ký giá cước với các cơ quan chức năng và điều chỉnh lại đồng hồ kiểm định, niêm chì cho từng chiếc taxi nên sẽ mất khoảng 1 tuần mới áp dụng giá cước mới.

Tăng không khéo sẽ mất khách

Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội lại cho rằng ở thời điểm hiện tại, nếu tăng giá cước không khéo, có thể dẫn tới mất khách. Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng trực tiếp tới các đơn vị vận tải. Tuy nhiên, cước vận tải chưa chắc đã tăng bởi đây là một việc làm rất vất vả của các doanh nghiệp khi phải tính toán lại giá thành, đăng ký giá với cơ quan nhà nước, phát hành vé… Hơn nữa, nếu nâng giá lên dân không chịu được sẽ kéo theo doanh thu thấp, khi người ta ít đi hơn.

"Các doanh nghiệp còn phải chờ xem giá cả xăng dầu còn tăng hay giảm gì nữa không. Nếu cứ tăng giảm liên tục theo xăng dầu sẽ gây tốn kém vì chi phí in ấn vé, niêm yết giá cước…Trong khi đợt tăng giá xăng, dầu này mức tăng cũng không lớn, nếu có tăng giá cước cũng chẳng đáng bao nhiêu. Các doanh nghiệp vận tải cũng phải tự kiềm chế bởi nếu tăng mà các doanh nghiệp khác không tăng có thể dẫn đến mất khách", ông Liên phân tích.

Hiệp hội vận tải hàng hoá TP HCM cũng cho hay đang rà soát, tính toán các chi phí để việc điều chỉnh mức cước cho phù hợp, đảm bảo không mất khách hàng và không thiệt hại cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Việc tăng giá cước vận tải lâu nay vẫn do Hiệp hội vận tải đề xuất sau khi căn cứ vào thực tiễn tăng giá phí đầu vào. Sau khi Hiệp hội đã tập hợp ý kiến của các thành viên cùa mình sẽ quyết định mức tăng giá cước. Bộ Giao thông vận tải sẽ chấp nhận theo đề xuất của Hiệp hội, vì đây là vấn đề đã được xã hội hoá từ lâu".

Tăng giá xăng, dầu là bất khả kháng!

Trao đổi với PV, TS Lê Đăng Doanh, cho rằng việc tăng giá xăng dầu lần này là bất khả kháng, khi mà giá xăng dầu trên thế giới đã tăng cao. Vấn đề là tác động của việc tăng giá này đến nền kinh tế và lạm phát. Tăng giá xăng sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đợt tăng giá này sẽ tác động đến chỉ số giá, khiến các doanh nghiệp, người dân cũng phải tiết kiệm hơn. Nó cũng tác động đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng khác cũng đã tăng lên. Các chỉ số giá sẽ tăng ngay trong tháng 3. Tuy nhiên, không nên cường điệu hoá, gây ra tâm lý giá xăng sẽ tạo ra lạm phát cao. Nên tạo ra tác động tâm lý giá xăng tăng thì doanh nghiệp, người dân sẽ tiết kiệm hợp lý, hiệu quả hơn. Còn để đánh giá tác động của nó đến nền kinh tế cần phải xác định rõ mô hình vào – ra, để xem ngành nào sử dụng nhiều xăng dầu thì ngành đó chịu tác động nhiều nhất.

Theo ĐVO

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, March 7, 2012

Chuong trinh binh on gia nam 2012 tai TP.HCM se giam von vay uu dai va tang chung loai - so luong hang hoa

(VOH) - Ngày 7/3, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - Nguyễn Thị Hồng đã chủ trì cuộc họp với các sở ngành về kế hoạch triển khai thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM năm 2012 và Tết Quý Tỵ 2013. Thời gian thực hiện bình ổn năm 2012 bắt đầu từ ngày 1/4/2012 đến 31/3/2013.


Chương trình bình ổn giá năm 2012 tại TP.HCM sẽ giảm vốn vay ưu đãi và tăng chủng loại - số lượng hàng hoá
Ảnh minh hoạ.

Theo đó, năm 2012, TP.HCM sẽ tiếp tục bình ổn 9 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu với khoảng 29 doanh nghiệp tham gia. Dự kiến tổng vốn vay ưu đãi với lãi suất 0% cho cả 2 chương trình, gồm chương trình bình ổn quanh năm và bình ổn Tết Nguyên Đán Quý Tỵ là 311 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2011. Nét mới trong chương trình bình ổn giá của TPHCM năm nay, đó là cơ chế tính giá hàng bình ổn sẽ thấp hơn thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm cam kết đăng ký giá ít nhất từ 5%-10% (thay vì thấp hơn 10% như năm 2011). Cơ chế điều chỉnh giá cũng được thay đổi, nếu nguyên vật liệu tăng 10%, doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh giá, thay vì phải chờ tăng 15% như năm trước.

Với cách làm này, TP.HCM sẽ tạo sự linh động hơn cho doanh nghiệp trong việc điều chỉnh giá bán cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch về giá, tránh tình trạng hàng bình ổn trở thành "vùng trũng" khi có biến động giá. Đến thời điểm này, đã có 29 doanh nghiệp tham gia chương trình, tăng 7 doanh nghiệp so với năm 2011.

Mục tiêu chính của chương trình bình ổn giá năm 2012 tại TP.HCM là tăng sản lượng, chủng loại hàng hoá nhưng giảm dần nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp để chương trình ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Phó Chủ tịch UBND TP - Bà Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận:

Xuân Đào
Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday, March 6, 2012

Can canh ngoi nha 130 ty cua thieu gia sieu dam cuoi Ha Tinh

Căn biệt thự số 79 phố Nguyễn Du (Hà Nội) chính là món quà siêu xa xỉ mà bà Nguyễn Thị Liễu - đại gia đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mua cho con.



Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh
Khẳng định lại thông tin này, một người dân sống gần căn biệt thự này cho biết: Trước đây, căn hộ của một người khác tên là T. Trong dịp Tết vừa qua, bà Liễu đã mua lại căn biệt thự này với giá 130 tỷ. Tuy nhiên cũng có nguồn tin cho biết căn biệt thự này có giá đến 137 tỷ đồng.

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh
Người dân này cũng cho biết: kể từ khi mua căn hộ, ông mới chỉ thấy họ trong dịp bà Liễu tổ chức đám ăn hỏi cho con trai mình. Kể từ đó đến nay, không thấy họ xuất hiện ở đây nữa.

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh
Việc họ ít xuất hiện ở căn biệt thự này cũng được cơ quan công an trên địa bàn xác nhận. Một chiến sỹ cảnh sát khu vự cho biết, kể từ khi căn nhà được chuyển giao cho chủ mới thì anh vẫn chưa thấy người chủ mới đến làm thủ tục cư trú ở căn biệt thự này.

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh
Nằm lọt vào giữa các ngôi nhà xung quanh, vẻ đẹp của căn biệt thự này cũng đã đủ gây ấn tượng mạnh với người đi đường bởi kiến trúc khá cầu kỳ, tại con phố "vàng" của Thủ đô. Hãy cùng ngắm vẻ đẹp của căn nhà có giá trị khoảng 6 triệu đô này.

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh
Nhiều người cho biết, những ngày qua, họ không thấy chủ nhân của căn biệt thự này xuất hiện. Và cổng của căn biệt thự vẫn đóng im kể từ sau Tết đến giờ.

Cận cảnh ngôi nhà 130 tỷ của thiếu gia 'siêu đám cưới' Hà Tĩnh


Các tin bài khác:


Chạy xe lòng vòng 'tố' Agribank chiếm đoạt tiền 'Lộ diện' siêu xe Lamborghini Aventador 20 tỷ của Cường Luxury Đại gia Việt 'nổi đình đám' nhờ... cưới dâu 10 công ty vũ khí hàng đầu thế giới BĐS giá 'không tưởng': 7,5 triệu/m2 căn hộ kiểu Ý Tỷ phú Nga vẫn muốn 'đấu' giành quyền lực với ông Putin Chuyện 'chăn gối' gây sốc của tỷ phú 'máu Dê' Trần tình của thiếu gia 'trả vợ vì mất trinh' 'Lạ và độc' siêu xe ngoài hành tinh 'náo loạn' phố xá Sài Gòn VNA thiệt hại 50.000 USD vì bay 'vòng vèo' ở TQ? Sốc vì chiêu 'độc' kinh doanh dịch vụ 'tươi mát'
Theo tintuc.xalo.vn

Monday, March 5, 2012

Xu ly nghiem cac truong hop vi pham ve gia trong kinh doanh gas

(Dân trí) - Kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng gas, các trường hợp chiết nạp gas lậu, vi phạm về giá trong kinh doanh gas để lập lại trật tự thị trường gas, đáp ứng quyền lợi của người tiêu dùng.

Tại cuộc họp báo chiều 5/3, Bộ Công Thương cho biết, việc tăng giá gas, trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức tiêu thụ của người dân. Giá gas tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại bếp điện, bếp khác, kéo theo tình trạng gas chiết lậu, gas giả, kém chất lượng càng phức tạp.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về giá trong kinh doanh gas
Giá gas tăng tới hơn 30% so với cuối năm 2011 (ảnh minh hoạ)
Thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp gas ở Việt Nam quá lớn so với nhu cầu tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm, trong khi ở Thái Lan và Malaysia chỉ có khoảng 5-6 đơn vị chia sẻ thị trường lên tới 5-6 triệu tấn. Tình trạng "trăm hoa đua nở" khiến cho cạnh tranh trên thị trường trong nước thực sự gay gắt và nảy sinh không ít bất cập.

Để tồn tại, nhiều đơn vị nhỏ lẻ bất chấp cả các quy định của pháp luật để thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: sang nạp gas lậu, sử dụng gas kém chất lượng, chiếm dụng bình gas của các công ty lớn "cắt tai, mài bình" rồi mang nhãn của mình, hoặc cắt giảm các dịch vụ, sử dụng các phụ kiện kém chất lượng...

Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt là chiết nạp gas lậu, vi phạm về giá trong kinh doanh gas để lập lại trật tự thị trường gas, đáp ứng quyền lợi người tiêu dùng;

Đồng thời, nghiên cứu, phối hợp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Gas Việt Nam và doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối về chính sách tỷ giá ngoại tệ phục vụ nhập khẩu gas, về vấn đề đấu giá gas sản xuất nội địa theo hướng cạnh tranh, minh bạch.

Trước đó, theo đề xuất của các thành viên Hiệp hội Gas Việt Nam, để loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, quản lý nhà nước phải có biện pháp chống liên kết, thông đồng trong khâu định giá; chống độc quyền bằng cách đấu thầu công khai 100% lượng gas sản xuất từ 2 nhà máy của PVN, không để một DN nào quá lớn, hoặc quá lợi thế trong sở hữu các nguồn lực tới mức có thể chi phối và ảnh hưởng tới định giá trên thị trường.

Tổng cộng kể từ đầu năm 2012 đến nay giá gas đã 5 lần điều chỉnh giá. Cụ thể, đầu tháng 1 tăng 24.000 đồng/bình 12kg vì giá CP thế giới tăng, sau đó tăng 8.000 đồng/bình 12kg vì thuế nhập khẩu tăng, đầu tháng 2 tăng 42.000 đồng/bình 12kg, ngày 10/2 giảm 10.000 đồng/bình 12kg và từ ngày 1/3 tăng 62.000 đồng/bình 12kg sau đó giảm nhẹ. So với giá gas cuối năm 2011 thì giá gas hiện nay đã tăng khoảng 110.000 đồng/bình 12kg, tức là hơn 30%.

Lan Hương

Theo tintuc.xalo.vn

Cuoc chien chong lo gia lai that voi doanh nghiep noi

"Cuộc chiến" chống "lỗ giả lãi thật" với doanh nghiệp nội

Trong khi hoạt động chuyển giá của các DN đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn đang diễn biến phức tạp thì theo nhận định của các cơ quan chức năng, các DN trong nước cũng có hiện tượng "lỗ giả lãi thật". Đã đến lúc "cuộc chiến" chống chuyển giá cần trang bị thêm nhiều "vũ khí" hữu hiệu...

50% doanh nghiệp FDI báo lỗ

Theo báo cáo của ngành thuế, trong những năm gần đây, hiện tượng các FDI kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số DN FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều DN kê khai lỗ liên tục trong 3 năm. Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương, số DN FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 DN  (chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 DN lỗ quá vốn chủ sở hữu); tại TP. HCM và Đồng Nai, tỷ lệ số DN FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%...

Cơ quan thuế (CQT) cũng đã nhận diện được một số "mánh" chuyển giá của các DN FDI tại VN, điển hình là chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn SXKD giữa các bên liên kết.

Cuộc chiến chống lỗ giả lãi thật với doanh nghiệp nội
Biếm hoạ Internet

Đáng lo ngại hơn, theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Phó trưởng Ban Cải cách hiện đại hoá - Tổng cục Thuế, hành vi chuyển giá nhằm tối thiểu nghĩa vụ thuế TNDN không chỉ diễn ra tại các DN FDI, mà còn diễn ra giữa các bên liên kết trong nội địa VN do các tập đoàn kinh tế trong nước lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh vực và địa bàn khác nhau, trong đó có những lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi thuế TNDN, từ đó tìm cách chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN không được ưu đãi thuế sang DN liên kết được ưu đãi thuế, hoặc chuyển lợi nhuận trước thuế từ DN có lãi sang DN bị lỗ thông qua giá chuyển giao sản phẩm và cung cấp dịch vụ giữa các bên để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng hợp của cả tập đoàn.

Ông Sơn cũng cho rằng, hành vi chuyển giá của DN liên kết không chỉ đơn thuần là việc điều chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó còn bao gồm cả chiều ngược lại. Nguyên nhân chính là do công ty mẹ muốn thu hồi vốn nhanh hoặc việc chuyển lợi nhuận để thực hiện chiến lược kinh doanh đã được công ty mẹ xây dựng. ...

Sẽ "điểm mặt, chỉ tên" doanh nghiệp trong nước?

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra 4 DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu hồi cuối năm 2011, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định, nếu như các DN đầu mối xăng dầu, đặc biệt là Petrolimex không chi hoa hồng quá tay cho các đại lý mà chi đúng quy định thì DN không lỗ, thậm chí còn có lãi. Tuy nhiên, trả lời báo PLVN về việc các DN này có chuyển giá hay không, Thứ trưởng Mai cho biết "có dấu hiệu" nhưng để khẳng định cần phải có thời gian kiểm tra đối chiếu cụ thế.

Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM và cộng đồng DN châu Âu (Eurocham) cách đây không lâu, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cũng cho biết, không chỉ các DN FDI chuyển giá mà các các DN trong nước cũng có dấu hiệu chuyển giá, trong số DN báo lỗ, nhiều DN có lỗ không bình thường.

Ông Hạnh cho hay, phương thức của các DN trong nước là chuyển lợi nhuận về DN ở vùng chịu thuế thấp để đóng thuế thấp hơn. "DN tối thiểu hoá nghĩa vụ nộp thuế bằng cách lập một nhóm nhiều DN, trong đó có DN đặt ở TP.HCM, có DN đặt ở các tỉnh, thành khác được ưu đãi thuế. Những DN trong nhóm chuyển lãi qua DN đang được hưởng ưu đãi thuế, những DN còn lại thì không phải đóng thuế do… không có lãi", ông Hạnh cho biết.

Cũng theo Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, không chỉ chuyển giá lỗ mà nhiều DN còn chuyển giá lãi. Cũng với hình thức lập một nhóm DN, trong đó có một DN chuẩn bị đưa lên sàn giao dịch: Năm đầu, nhóm sẽ "hy sinh" một DN bằng cách mua cổ phiếu của DN sắp lên sàn rồi bán ra với giá rẻ hơn giá mua vào và luân phiên 3-4 năm sau những DN khác trong nhóm cũng sẽ mua đắt, bán rẻ như vậy.

Cuối cùng, báo cáo tài chính của DN chuẩn bị lên sàn có đường biểu diễn lợi nhuận tăng liên tục; nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy lợi nhuận DN đó tăng đều thì đổ vào mua, đẩy giá cổ phiếu tăng cao so với giá gốc. Sau một thời gian giao dịch bằng giá trị ảo, cổ phiếu của DN trở về giá trị thật thì DN đã gom được một khoản tiền không nhỏ từ các nhà đầu tư...

Tại Hội nghị chuyên đề về chống thất thu, nợ đọng thuế tổ chức tuần qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng thừa nhận hiện tượng chuyển giá của DN trong nước. "DN chuyển giá là tối đa hoá lợi nhuận của mình để giảm nghĩa vụ đối với NSNN. Ví dụ như than: giá khai thuế tài nguyên chỉ bằng một nửa giá thị trường.

Như vậy Nhà nước mất một nửa thuế tài nguyên. Ngoài ra, các công ty còn dùng thủ đoạn chia công ty thành 2 công ty (một khai thác, một lưu thông). Hay trong lĩnh vực dịch vụ, giá cho thuê khách sạn thường bị khai thấp hơn và chuyển giá cho các công ty lữ hành…"- ông Tuấn "bóc" một số "mánh" chuyển giá của DN trong nước.

Mặc dù chưa công khai "điểm mặt, chỉ tên" DN trong nước nào chuyển giá, song theo nguồn tin có thẩm quyền, một danh sách các DN có hiện tượng "lỗ không bình thường" đã được đưa vào "tầm ngắm" của CQT.

Theo PLVN

Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, March 4, 2012

Gam hoa... cho 83 hot bac

"Găm" hoa... chờ 8/3 "hốt bạc"

() Thị trường hoa chưa đến ngày 8/3, nhưng trong vài ngày qua đã có dấu hiệu nóng lên vì sau dịp Tết Nguyên đán, Valentine 14/2 và ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, thị trường hoa tươi vẫn chưa thể hạ nhiệt.

Tại Đà Lạt (Lâm Đồng), ngày 4/3, giá hoa hồng đỏ ở mức 5.500 đồng/cành, hoa hồng màu 3.000 – 4.000 đồng/bong, Lily 80.000 – 180.000 đồng/bó… Trong khi đó, khảo sát các chợ hoa tại TP.HCM, giá hoa có phần "nhích" hơn một vào ngàn, như: hoa hồng đỏ có giá 6.000 – 7.000 đông/cành, hồng màu 4.000 – 6.000 đồng/cành, Lily 120.000 – 230.000 đồng/bó, cẩm chướng 40.000 –  45.000 đồng/bó 20 cành, cát tường  35.000 – 40.000 đồng/bó…

'Găm' hoa... chờ 8/3 'hốt bạc'
Giá hoa bắt đầu nhích lên. Ảnh: Đình Sơn.

Theo giới kinh doanh hoa tươi, do thị trường hoa ngày 8/3 năm nay trùng với ngày rằm, nên các loại hoa cúc đang hút hàng và sốt giá. Hoa ly cũng tăng giá khá cao do sau Tết Nguyên đán bị đứt nguồn hàng. Riêng thị trường hoa hồng do trước đây 1 tuần nhiều thương lái đã trữ hàng ở kho mát nhiều nên có khả năng giá không tăng đột biến, một số tiểu thương ở các chợ sỉ tại TP.HCM rất dè dặt đặt hàng, do đó có khả năng vào giờ chót nguồn hàng sẽ dồi dào.

Theo các thương lái tại TP HCM và Đà Lạt, chủng loại hoa cung cấp cho dịp Quốc tế Phụ nữ năm nay cũng phong phú hơn so với lễ Tình nhân. Nếu như lễ Tình nhân đa số khách hàng chọn hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, thì dịp 8/3 này, ngoài khách hàng cá nhân thì còn có nhiều cơ  quan đoàn thể, doanh nghiệp… đặt mua hoa nên sự chọn lựa cũng rất đa dạng với nhiều loại hoa lan hồ điệp, lan moncara, lily, cẩm chướng, cát tường, cúc, thiên điểu và hoa hồng các loại…

Chị Nguyễn Thị Thuỳ Vũ, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Thế Giới Hoa Tươi cho biết, thị trường hoa chưa đến ngày 8/3, nhưng trong vài ngày qua đã có dấu hiệu nóng lên vì sau dịp Tết Nguyên đán, Valentine 14/2 và ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, thị trường hoa tươi vẫn chưa thể hạ nhiệt. Và nay đã bắt đầu vào những ngày cao điểm cho 8/3 nên giá hoa tiếp tục nhích lên. Với những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoa tươi, dù không ai muốn tăng giá hoa vào dịp lễ, nhưng bên ngoài thị trường luôn là những ẩn số khó lường. Để sẵn sàng một lượng hàng lớn đảm bảo phục vụ khách hàng và hạn chế tăng giá, Thế Giới Hoa Tươi đã liên kết được với nhiều nhà vườn, công ty trồng hoa để chuẩn bị số lượng đủ cung ứng cho thị trường và phục vụ cho các đơn đặt hàng tại Thế Giới Hoa Tươi.

Các tin bài khác:


Trần tình của thiếu gia 'trả vợ vì mất trinh' 'Lạ và độc' siêu xe ngoài hành tinh 'náo loạn' phố xá Sài Gòn VNA thiệt hại 50.000 USD vì bay 'vòng vèo' ở TQ? Sốc vì chiêu 'độc' kinh doanh dịch vụ 'tươi mát' Cadillac CTS Limousine màu 'độc' đã có mặt tại Việt Nam Căn hộ giá trên 100 triệu đồng/m2 có gì đặc biệt? Hyundai Eon giá 345 triệu đồng: Rẻ hay đắt? Tổng giám đốc Vinamilk là 'nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á' 'Đại gia' thuỷ sản nợ tiền nông dân sắp phải hầu toà Điều đặc biệt bên trong nhà máy sản xuất xe hạng sang Piaggio 'Bầu' Đức chây ỳ nợ thuế? Dâu, rể 'đeo' 60 cây vàng tại đám cưới 'siêu sang' ở Hà Tĩnh
Theo tintuc.xalo.vn