Monday, April 30, 2012

kiem hang trieu USD nho don phan cho

Một cặp vợ chồng tại Mỹ kiếm vài triệu USD mỗi năm nhờ cung cấp dịch vụ dọn dẹp những bãi phân mà chó để lại.

kiếm hàng triệu USD nhờ dọn phân chó
Jacob D'Aniello và Susan D'Aniello, hai người sáng lập công ty dọn phân chó DoodyCalls. Ảnh: Business Week.

Jacob D'Aniello - người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty DoodyCalls tại thành phố Charlottesvilles, bang Virginia, Mỹ - chỉ có thể tưởng tượng ra một viễn cảnh kỳ lạ mới có thể làm công ty của anh phá sản. "Nếu một ngày nào đó, đột nhiên dọn phân chó trở thành hoạt động giải trí ưa thích của mọi người thì đó sẽ là ngày tồi tệ đối với chúng tôi", anh nói với Business Week.

Điều may mắn đối với D'Aniello và DoodyCalls, một công ty ra đời vào năm 2000, là những cảm giác của con người đối với phân động vật sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Có lẽ con người yêu chó bao nhiêu thì mức độ căm ghét những bãi phân chó của họ cũng lớn bấy nhiêu. Lòng căm ghét những món quà nặng mùi hôi thối của con người chính là cơ hội kiếm tiền của D'Aniello. Chỉ với 15 USD cho mỗi chú chó trong một tuần, DoodyCalls sẽ tới tận nơi mà khách hàng yêu cầu để dọn sạch chất thải mà chó để lại.

"Khách hàng của chúng tôi không lười biếng. Họ chỉ hướng tới sự chuyên nghiệp", anh bình luận. D'Aniello ví dịch vụ của anh với nước sốt mì ống chế biến sẵn. "Bạn có thể tự chế biến nước sốt ở nhà, nhưng bạn không làm thế", anh giải thích.

Theo D'Aniello, khách hàng không chỉ trả tiền để khoảng sân của họ được giải phóng khỏi mùi xú uế của phân chó, mà còn để có thêm thời gian rảnh. Nếu không thuê DoodyCalls, có lẽ mỗi ngày họ sẽ phải dành 10 phút để dọn những món quà nặng mùi mà chó tạo ra.

Doanh thu của công ty năm 2011 là 4,5 triệu USD – bước nhảy vọt so với doanh thu 2,9 triệu USD của năm 2009. Hiện tại công ty có 55 đại lý nhượng quyền tại 22 bang và đặt mục tiêu mở thêm 250 đại lý nhượng quyền trong vòng một thập kỷ tới. D'Aniello cho biết, thách thức lớn nhất là nhận thức của khách hàng.

"Mọi người không bao giờ tìm kiếm trên mạng Internet những dịch vụ kinh doanh mà họ chưa từng nghe", anh nói. Vì thế, ngoài việc quảng bá hình ảnh công ty DoodyCalls, anh còn phải cố gắng giúp khách hàng hiểu rằng dọn phân chó là một dịch vụ thực sự tồn tại.

"Dọn phân chó là ý tưởng hấp dẫn đối với chúng tôi khi khởi nghiệp. Khi chúng tôi lập công ty, mọi thứ đều chưa rõ ràng. Chẳng ai biết một công ty dọn phân chó cỡ lớn sẽ hoạt động thế nào", anh kể.

Vài năm gần đây DoodyCalls đối mặt với sự cạnh tranh từ một số công ty khác. Phần lớn họ là những công ty cung cấp dịch vụ tương tự với những cái tên "na ná" như Dr. Scoopy Poo và Call of Doodie. Nhưng theo đánh giá của D'Aniello thì DoodyCalls vẫn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực dọn phân chó. "Có thể chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ, song chúng tôi đang kinh doanh thuận lợi", anh tâm sự.

Giống như mọi công ty khai phá thị trường mới, ấn định giá dọn phân chó là một công việc khó. Tính phí theo số lượng chó là cách làm có ý nghĩa về mặt lý thuyết, song trên thực tế khối lượng công việc lại phụ thuộc vào kích thước của sân. Ngoài ra, công ty còn đối mặt với vô số điều tế nhị khác. Chẳng hạn, bạn không thể tìm ra bất cứ cách nào để hỏi khách hàng với thái độ cực kỳ nhã nhặn rằng chó của họ mắc bệnh đường ruột nào không.

Các mùa cũng đem đến những hậu quả khó lường. Theo kinh nghiệm của D'Aniello, mùa đông là thời gian khó khăn nhất đối với công việc dọn phân chó. "Mùa đông năm nay không quá tệ vì tuyết không rơi nhiều. Nhưng khi tuyết rơi, phân chó trở nên cứng", anh giải thích.

Cậy bãi phân chó đông cứng trên mặt sân có thể trở thành bài tập thể dục khá nhọc nhằn. Tệ hơn, nếu tuyết tan, D'Aniello sẽ phải dọn tất cả phân chó tích tụ trong mùa đông. D'Aniello nhận định rằng khả năng chịu đựng mùi phân chó của vợ anh, Susan, là một tài sản quý của công ty. Hiếm khi Susan cảm thấy kinh hãi khi đối diện với "bãi mìn" của chó. "Trong nhiều trường hợp tôi phải chạy, nhưng cô ấy thì không", anh kể.

Theo Mai Trang (VNE)

Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, April 26, 2012

HQC Duoc chap thuan niem yet bo sung 20 trieu CP

Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 20.000.000 cổ phiếu (Hai mươi triệu cổ phiếu).


Tổng giá trị niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng).

Ngày niêm yết có hiệu lực: 27/04/2012.

HOSE


Theo www.baomoi.com

Wednesday, April 18, 2012

Bat dong san Dai gia bat dau buong

Sau những hy vọng mong manh vào năm mới 2012, đến nay, khi một quý chờ đợi đã trôi qua, những người lạc quan nhất đã phải thừa nhận rằng khó thể chờ đợi vào một điều kỳ diệu trong giai đoạn khó khăn này. Mọi sự dần đi vào ổn định trong vùng đáy của thị trường…
Bất động sản:

Đáy sau sâu hơn đáy trước

Những thông tin về việc giá đất, căn hộ, văn phòng cho thuê… tại các đô thị lớn trong cả nước tuần tự suy giảm không còn là chuyện gì mới nữa.

Nguồn cung căn hộ vẫn chầm chậm tăng, một phần do những dự án hoàn thành vẫn phải gia nhập thị trường, phần chính là những nhà đầu tư thứ cấp nắm giữ căn hộ vẫn có nhu cầu "xả hàng" để lấy tiền mặt.

Lực cầu - những người có ý định mua - thì vẫn lình xình, lúc tăng chút đỉnh, lúc tạm ngưng để nghe ngóng xem giá có giảm thêm nữa không.

Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2011 trên địa bàn thành phố có 19 dự án hoàn thành, đưa ra thị trường 7.014 căn hộ, còn tính luỹ kế hết năm 2011 thì có 163 dự án hoàn thành với 41.378 căn hộ. Tỷ lệ căn hộ giá bình dân chiếm khoảng một phần ba, còn lại là căn hộ trung và cao cấp.

Trong khi đó, nhu cầu của người mua trong giai đoạn vừa qua nhắm vào phân khúc bình dân, phản ánh qua các giao dịch thành công trên thị trường chủ yếu tập trung vào các căn hộ có giá bán từ 11-15 triệu đồng/m2.

Năm 2012, dự kiến có khoảng 28.000 căn hộ hoàn thành từ các dự án bị đình trệ trong những năm trước, trong đó tỷ lệ cao nhất là phân khúc bình dân (11.632 căn, chiếm 42%), căn hộ hạng sang chỉ có 400 căn (1,4%), căn hộ trung và cao cấp khoảng 16.000 căn (chiếm 56,6%).

Có thể thấy, dù cho cung - cầu về loại hình căn hộ đã cân đối hơn, với sự gia tăng tỷ lệ các căn hộ thuộc phân khúc bình dân, thì việc nguồn cung vẫn tăng thêm trong khi số căn hộ chưa bán được vẫn còn đó, sẽ tạo một áp lực giảm giá lên thị trường bất động sản.

Chính vì lý do này mà dù có nhiều phân tích rằng giá căn hộ hiện nay đã "hợp lý" lắm rồi, rằng với giá như vậy thì chủ đầu tư chỉ có thể từ hoà đến lỗ, thì người mua vẫn chờ đợi một sự hợp lý hơn nữa. Đâu có sao, vì giờ đây họ đã là những thượng đế thực sự. Bởi thế, nếu thị trường còn lập những đáy mới, đáy sau sâu hơn đáy trước thì không có gì là bất ngờ.

Khi "đại gia" bắt đầu buông

Đúng như dự báo của các chuyên gia bất động sản, 2012 là năm của mua bán dự án - những thông tin về hoạt động sôi động này thời gian qua đã chính thức xác thực điều này.

Từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh, việc rao bán các dự án ngày càng trở nên… quyết liệt hơn. Và cũng như thị trường căn hộ, người muốn bán vẫn đông hơn hẳn người muốn mua, nên những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh có khả năng và ý định mua các dự án đóng vai thượng đế. Họ đang bình tĩnh lựa chọn xem trong số các món hàng "cực kỳ hấp dẫn" ấy, món nào là hấp dẫn nhất để bỏ tiền đầu tư.
Ở Hà Nội, trong cuộc hội thảo bàn về những giải pháp cho thị trường bất động sản tổ chức cuối tháng 3 vừa qua, rất nhiều chủ dự án tranh thủ chào bán dự án của mình, trong đó có những dự án tốt đang được triển khai ở khắp các quận, huyện của Hà Nội.

Một sàn giao dịch bất động sản ở thủ đô cho biết họ đang được gửi hàng chục dự án cần chuyển nhượng, bán đứt hoặc góp vốn đầu tư với giá trị từ hàng chục tỉ đồng đến trên ngàn tỉ đồng, mà hầu hết ở những vị trí đẹp, lúc thị trường hanh thông chắc chắn không ai dại gì buông ra cả.

Còn ở TP. Hồ Chí Minh, trong số những đơn vị đã và sẽ có ý định bán đi dự án mình sở hữu có cả những tên tuổi như Công ty Phát triển hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương, Công ty Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hoà Bình, Công ty Địa ốc Đất Lành, Vạn Phát Hưng…

Dù là với danh nghĩa tái cơ cấu danh mục đầu tư đi chăng nữa, thì việc phải bán đi những dự án mình từng rất vất vả mới có được chứng tỏ các doanh nghiệp đang có những khó khăn nhất định, không thể tiếp tục nắm giữ dự án.

Vẫn là câu chuyện nguy cơ - thời cơ

Với hầu hết các chủ đầu tư đang tìm người mua dự án của mình, tình trạng họ đang gặp phải là không thể huy động được vốn để tiếp tục triển khai, có những dự án dù đã xong hạ tầng, xây dở dang phần thô nhưng cũng không thể tiếp tục để cho ra đời các căn hộ hoàn thiện.

Nhận định về tình trạng này, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho rằng với khoảng 60 - 70% dự án đầu tư dở dang đang phải "trùm mền" tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay, việc doanh nghiệp thiếu vốn triển khai dự án phải bán "cắt lỗ" là bình thường trong bối cảnh thị trường khó khăn. Không những vậy, không phải dự án nào muốn bán cũng bán được, mà đó phải là dự án tốt, vì khó khăn giai đoạn này không phải của riêng ai.

Nguy cơ "buộc phải bán, chưa chắc bán được, phải bán lỗ" hiện hữu với nhiều doanh nghiệp bất động sản và cũng là thời cơ "có thể mua với giá rất rẻ, dự án tốt, đắc địa" của những doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài - có tiềm lực tài chính hùng mạnh.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE cho rằng đây lần đầu tiên mà thị trường bất động sản Việt Nam xuất hiện nhiều giao dịch kiểu như vậy và nhận định rằng "Với những nhà đầu tư đang muốn gia nhập thị trường bất động sản Việt Nam, thì đây được xem là thời điểm có nhiều cơ hội nhất".

Quan điểm này được nhiều người đồng tình. Nhiều chủ doanh nghiệp bất động sản cho biết mức giá bán đã thấp hơn cả tổng số tiền đã bỏ ra cho dự án, nên nếu nói đây chính là thời điểm có nhiều cơ hội nhất cho các doanh nghiệp muốn đầu tư dự án là không hề sai. Cũng đã có doanh nghiệp tiềm lực mạnh trong nước nhân cơ hội này mua lại được những dự án với giá khá tốt và sẽ triển khai đầu tư trong thời gian tới.

Về phía cơ quan chủ quản, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản thuộc Bộ Xây dựng cũng cho rằng chuyện mua bán dự án là rất bình thường, khi trên thị trường luôn có những doanh nghiệp mạnh về tài chính và cũng có những doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Trong bối cảnh thị trường ảm đạm, đầu ra khó khăn, trong khi lãi suất vẫn cao, không dễ để vay vốn tiếp tục đầu tư…, việc bán hay chuyển nhượng dự án là điều tất yếu. Thị trường bất động sản vẫn đang ổn định trong vùng đáy của mình.
Theo DNSG
Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 11, 2012

Kho voi quyet toan thue

Ngoài việc hướng dẫn thiếu rõ ràng về ưu đãi, giảm trừ thuế, ngành thuế còn "hành" DN cả trong phần mềm quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN…
(Đất Việt)



Căng thẳng vì cách áp thuế Hiện hầu hết các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập DN (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của năm 2011 đều được gửi đến các chi cục, cục thuế trong cả nước. Nhưng những rắc rối về quyết toán thuế vẫn chưa kết thúc. Lộn xộn phần mềm cũ, mới Chị Hương, kế toán một DN tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM), cho biết đến 31/3 DN của chị đã nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN cũng như thuế TNDN. "Nhưng tôi chỉ nộp hồ sơ cho khỏi trễ hạn thôi, còn quá nhiều thứ sẽ phải bổ sung do nhiều thứ tôi quyết toán sai do trước đây hướng dẫn khác, giờ lại khác", chị Hương bày tỏ. Điều khiến chị Hương lúng túng nhất là sử dụng phần mềm quyết toán thuế mới nhất là HTKK 3.1.2 mà ngành thuế vừa cung cấp. Nhưng phần mềm mới nhất mà khi thực hiện thì báo lỗi liên tục. Chính việc sử dụng phần mềm không "khớp" đã khiến DN của chị Hương cũng như nhiều DN khác gặp rắc rối khi thực hiện quyết toán thuế TNDN. Theo giải thích của ngành thuế, phần mềm HTKK 3.1.2 chỉ nên thực hiện đối với những DN có doanh thu "âm" trong năm chịu thuế, còn những DN khác thì nên dùng phần mềm cũ HTKK 3.1.1. Ông Nguyễn Quang Vĩnh Sang, công ty Kiểm toán DTL, nói: "Nhiều DN không biết, cứ "đè" phần mềm mới nhất mà thực hiện, nên phần mềm báo lỗi liên tục". Ông Sang cho biết, trên thực tế, hai phần mềm này đều có thể quyết toán được và đều cho một kết quả (ngay cả doanh thu âm và không âm), vấn đề là sử dụng, người sử dụng phải "tinh" khi khai. Tuy nhiên, chính việc "đẻ" ra nhiều phần mềm của ngành thuế na ná nhau về "công dụng" đã khiến DN gặp nhiều khó khăn khi quyết toán thuế. Sau một thời gian vật lộn với phần mềm quyết toán thuế TNDN cũ và mới, anh Hùng, kế toán một DN, nhận xét: "Ngành thuế cứ làm DN rối tung với phần mềm. Năm nào cũng phần mềm mới, chẳng hiểu để làm gì khi phần mềm mới không tạo thêm tiện ích cho người quyết toán?"
Khổ với quyết toán thuế

Cảnh chen chúc nộp hồ sơ quyết toán thuế cứ đến hẹn lại lên.
Ảnh: H.Phương

Hướng dẫn ưu đãi trước lệch sau
Ngoài rắc rối với phần mềm quyết toán, nhiều DN còn vướng cả vào những ưu đãi về giãn thuế, việc xét nhóm DN. "Chính phủ cho phép lùi thời hạn nộp thuế đối với DN vừa và nhỏ, DN sử dụng nhiều lao động, nhưng thực tế nếu căn cứ vào các tiêu chí này thì nhiều DN vẫn không biết mình xếp vào đâu, có được hưởng ưu đãi hay không vì tiêu chí vẫn mơ hồ lắm", chị Hằng, một kế toán viên phân trần. Nhưng "rầu" không kém là việc quyết toán thuế TNCN. "Năm 2011, chúng tôi được ngành thuế thông báo miễn thuế 5 tháng cuối năm cho những người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng. Nên những cá nhân có thu nhập dưới 9 triệu/tháng là chúng tôi không trừ thuế TNCN. Nhưng nay khi quyết toán, ngành thuế lại làm theo công thức khác: cộng thu nhập cả 12 tháng và chia trung bình ra. Như vậy, nhiều người 5 tháng cuối năm dưới 9 triệu/tháng nhưng đầu năm "lỡ" cao hơn chút đỉnh là chúng tôi đã phải trừ thuế TNCN cả năm. Nên DN muốn quyết toán thuế cho các cá nhân lại phải "thu" thêm của họ, làm sao giải thích với người lao động", chị Trang, kế toán một công ty than thở. Chính những hướng dẫn ưu đãi, miễn giảm trước lệch sau của ngành thuế đã khiến nhiều DN chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế và tái diễn cảnh chen chúc, chầu chực để nộp hồ sơ tại các chi cục thuế, cục thuế những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4. "Năm nào chúng tôi cũng chen chúc để nộp hồ sơ, nhưng năm nào cũng khổ như nhau vì… không rút kinh nghiệm được. Năm trước có rắc rối của năm trước, năm sau có rắc rối của năm sau", chị Trang bức xúc. Thống kê tạm tính của Cục Thuế TP.HCM, đến đầu tháng 4, số DN nộp hồ sơ quyết toán thuế thuế TNDN trên địa bàn mới đạt trên 80%.
Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 4, 2012

Doanh nghiep bi hanh vi ghi nhan hang xuat khau bang tieng Anh

SGTT.VN - Công ty cổ phần dệt may Huế đã hai lần bị lực lượng quản lý thị trường Bình Định và Bình Thuận giữ xe hàng với lý do nhãn hàng hóa xuất khẩu mà doanh nghiệp ghi trên thùng carton không thể hiện bằng tiếng Việt.

Công ty này cho biết, do yêu cầu của hợp đồng sản xuất xuất khẩu với đối tác nước ngoài, thì "shipping mark" phải được duyệt theo nội dung khách hàng yêu cầu trước khi được in trên thùng carton. Và cụ thể, đối tác yêu cầu shipping mark phải được thể hiện bằng tiếng Anh ở các nội dung như kiểu dáng, kích cỡ, cảng đến…

Theo công ty, những nội dung này cũng được quy định trong điều 5.3 của nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30.9.2006 về nhãn hàng hóa: "Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hóa".

Tuy nhiên, khi quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa trên xe vào cảng lại chỉ căn cứ vào điều 9 của nghị định này, quy định ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa: "Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt".

Đại diện công ty phản ánh, việc bị quản lý thị trường lưu giữ xe để chờ giải quyết chỉ vì lý do trên đã gây khó khăn và rủi ro lớn cho công ty, vì không còn đủ thời gian để vận chuyển kịp đến cảng và đóng vào container xếp lên tàu. Công ty đã kiến nghị lên hiệp hội Dệt may Việt Nam nhờ hướng dẫn về cơ sở pháp lý trong việc này.

Ông Tăng Văn Hấn, phó tổng thư ký hiệp hội Dệt may Việt Nam, người được hiệp hội giao giải quyết vụ việc cho biết, chưa thể nói ai đúng ai sai trong vụ việc này. "Một khi đã bị lực lượng chức năng giữ thì thông thường, cơ quan chức năng có cái lý của họ. Song cũng không loại trừ quản lý thị trường hiểu máy móc", ông Hấn nói.

Theo ông Hấn, hiệp hội sẽ tìm hiểu xem có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp vụ việc tương tự hay không, hay cách thức họ ghi nhãn hàng xuất khẩu thế nào mà không bị quản lý thị trường giữ lại. Từ đó sẽ hướng dẫn doanh nghiệp làm theo, còn nếu họ đã làm đúng thì sẽ kiến nghị cơ quan quản lý thị trường xem lại.

Tuy nhiên, ngày 6.7, tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu của bộ Công thương, tổng thư ký hiệp hội Dệt may Việt Nam, bà Đặng Phương Dung tiếp tục bức xúc: hiệp hội đã có công văn gửi lên cục Quản lý thị trường (bộ Công thương) phản ánh vấn đề này, nhưng câu trả lời của cục này là không thỏa đáng, không rõ ràng, không phân định việc quản lý thị trường Bình Thuận và Bình Định giữ xe của doanh nghiệp là đúng hay sai.

"Họ cũng không nói việc ghi nhãn hàng của doanh nghiệp như thế là đúng quy định chưa. Như vậy, doanh nghiệp cũng không biết phải giải thích ra sao trong trường hợp tiếp tục bị lực lượng quản lý thị trường giữ xe hàng, khiến doanh nghiệp thiệt hại vì chậm giao hàng", bà Dung nói.

Theo www.baomoi.com