Saturday, June 16, 2012

Xem trinh dien ky nang lai xe tai Saigon Autotech

(Dân trí) - "Món ăn" đặc trưng là màn biểu diễn lái xe của tay đua chuyên nghiệp Russ Swift tiếp tục được Subaru thết đãi khách tham quan triển lãm Saigon Autotech năm nay. (TT&VH Cuối tuần) - Đèn đỏ ở cái ngã tư này những 99 giây, cho nên đứng chờ ở đó tôi chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc cãi vã giữa tay lái xe bặm trợn và anh CSGT trẻ măng. Cũng giống như phần lớn các thị trường hàng hóa và tài chính khác, thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua tiếp tục tụt dốc khi chịu nhiều áp lực mạnh, trong bối cảnh các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro trước một loạt các số liệu kinh tế yếu kém từ các cường quốc kinh tế, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone ngày càng lún sâu và có khả năng đe dọa tới Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ tư của khu vực.
Chính những kỹ năng điều khiển xe thành thục đã khiến người xem đỡ thấy nhàm chán trong một triển lãm chuyên ngành nghèo nàn như Saigon Autotech năm nay.

Tấn Anh

Chiếc Santa Fe băng qua ngã tư và rẽ trái khá gấp cho kịp tín hiệu đèn. Quả thực chiếc xe chỉ phóng hơi nhanh chứ không phải vượt đèn đỏ, nhưng nó đã bị anh CSGT chặn lại. Tay lái xe xông ra, tiến lại gần anh CSGT, phanh cả ngực áo, điệu bộ đầy đe dọa.

Nhưng anh CSGT vẫn nói cứng:

- Yêu cầu anh xuất trình giấy tờ. Anh có biết xe anh phạm lỗi gì không?

- Tôi không có trách nhiệm phải biết, đó là việc của anh. Vậy tôi mắc lỗi gì? – tay lái xe giọng cà khịa.

- Anh lái xe không thắt dây an toàn. Theo quy định anh bị phạt từ 100 – 200 ngàn đồng.

- Anh có bị điên không đấy – tay lái xe sửng cồ ngắt lời - tôi không tháo dây an toàn thì làm sao tôi ra đây đứng trước mặt anh được. Tôi phải bê cả ghế ra đây chắc? Hả hả…

Lý luận bất ngờ của tay lái xe khiến anh CSGT trẻ nao núng, còn những người đang chờ đèn đỏ ở ngã tư thì bật cười. Có vẻ như ngã tư này không có camera, và dù có đi chăng nữa, thì cái cửa kính chiếc Santa Fe dán phim cách nhiệt tối đen thế kia, mắt thường nhìn vào còn khó nữa là máy quay. Tay lái xe được thể lên giọng: "Cậu đừng có cái thói sách nhiễu nhân dân như thế. Thôi nhé, lần này tôi không chấp cậu việc bắt quáng bắt quàng, nhưng lần sau tôi sẽ nói với sếp cậu đấy" – tay lái xe vỗ vai anh CSGT trẻ, và thong thả lên xe phóng đi.

Nhìn điệu bộ anh CSGT trố mắt nhìn theo chiếc xe, vừa tức giận, vừa bất lực, tôi tin rằng anh không hề bắt nhầm, nhưng quả thực, anh chưa chuẩn bị sẵn "võ" để đối phó với lý sự của những tay lái xe bặm trợn như thế. Tôi tin chắc là tay lái xe kia đã không thắt dây an toàn khi đi qua ngã tư này, chứng cớ là sau khi gã lên xe phóng đi, tôi chủ ý quan sát qua kính lái thì thấy anh ta không hề kéo dây an toàn ra.

Và nói chung không riêng gì anh ta, khá nhiều người lái xe cả đời không hề biết cái dây an toàn ở chỗ nào. Với họ đó chỉ là một sợi dây vướng víu, không cần thiết.



Seat Belts Save Lives! Dây an toàn cứu bạn- khẩu hiệu này được nhắc đi nhắc lại trong một bài học lái xe ở châu Âu

V ới rất nhiều người Việt Nam khi sử dụng xe máy ô tô, hay bất kỳ thứ máy móc nào trên đời, thì việc đầu tiên, không phải là vớ lấy tờ hướng dẫn sử dụng đọc ngấu nghiến, mà là tìm cách… giản tiện bớt các phụ kiện, tính năng của cỗ máy mà họ cho là "vướng víu", trong khi đó lại ra sức lắp đặt, trang trí thêm các phụ kiện, tính năng mới. Chiếc xe máy mua về, việc đầu tiên là tháo gương bên phải, thậm chí tháo cả hai gương cho đỡ vướng víu, nhưng lại chế thêm bảo hiểm phía trước, phía sau, ép lại biển số. Ô tô thì phải bọc sàn, bọc trần, lắp ba-đờ-xóc, chế thêm dàn đèn, trong khi đó lại tìm cách "tắt" đi các chức năng cảnh báo an toàn. Một trong những tính năng cảnh báo mà họ ghét nhất, ấy chính là còi báo khi không thắt dây an toàn.

Rất nhiều người lái ô tô, và gần như 100% những người được chở trên ô tô đều bỏ qua chiếc dây an toàn, hoặc chỉ thấy nó là chiếc dây vướng víu. Trong một lần kiên nhẫn nhắc nhở một bác già đi trên xe mình phải cài dây an toàn, thậm chí kéo sẵn dây ra để cài hộ, tôi phải chịu trận đến gần 30 lời than vãn. Ban đầu bác bảo, đã đụng xe thì kiểu gì cũng nát bét, cái dây bé tí thế này ăn thua gì. Rồi lại thắc mắc bụng tôi to, không biết có vừa không. Khi thắt xong lại luôn miệng ca thán, cái dây này chẹn vào ngực làm tức thở, chẹn vào bàng quang làm buồn "tè", muốn nhổm lên lấy cái khăn lau ở ghế sau cũng không được… Vân vân và vân vân.



Dây an toàn kiểu mới

Những người có thói quen giản tiện mọi thứ không hề nghĩ rằng, chẳng có cái gì được thiết kế ra cho chiếc xe mà lại thừa cả, giống như cái ruột thừa của loài người cũng có những chức năng nhất định. Anh bạn tôi sau một vụ lật xe 4 vòng ở Huế với một bên chân bị gẫy mới hiểu ra tác dụng của chiếc dây an toàn ! Chiếc xe lật 4 vòng, 2 người trong xe tử nạn, riêng anh ngồi ghế trước, Trời, Phật phù hộ cho, đúng lúc đó vì buồn ngủ, sợ gà gật lắc lư văng ra khỏi ghế mới cài dây an toàn vào, chứ bình thường đi khắp Nam - Bắc – Tây - Đông có bao giờ anh biết cái dây an toàn ở chỗ nào. Sự tình cờ đó đã cứu mạng anh.

Khi xe chạy với tốc độ 70km/giờ, nếu dừng lại đột ngột mà không được dây an toàn giữ lạ, người trong xe sẽ bị văng về phía trước với tốc độ 70 km/giờ.

Thật ra những chiếc xe hơi 4 chỗ được thiết kế hoàn hảo về độ an toàn, nhất là các dòng xe xịn, an toàn đến nỗi, thậm chí… muốn chết cũng khó. Tất nhiên, không phải chiếc xe nào cũng có độ an toàn cao, nhưng có một điều chắc chắn với mọi chiếc xe, là sự an toàn cho người bên trong chỉ được tính trong trạng thái có thắt dây an toàn. Nếu anh không thắt dây an toàn thì thậm chí còn bị chính các phương tiện an toàn khác làm hại (chẳng hạn khi nổ túi khí mà không thắt dây an toàn). Người ta tính ra rằng, khi xe chạy với tốc độ 70km/giờ, nếu dừng lại đột ngột, mà không được dây an toàn giữ lại thì người trong xe sẽ bị văng về phía trước với tốc độ 70 km/giờ. Với người lái xe có cân nặng 70kg khi bị đâm chính diện sẽ phải chịu một lực đập mạnh lên người khoảng 3 tấn. Còn nếu tốc độ lên tới 80km/h, thì lực quán tính đó sẽ đạt tròn 9 tấn. Và như thế cầm chắc là… bẹp dí.

Theo thống kê của Thụy Sĩ, từ khi Luật bắt buộc thắt dây an toàn khi lái xe được áp dụng, số thương vong nặng trong các vụ tai nạn đã giảm xuống 3 lần. Ở Nhật Bản, các chuyên gia công bố, 75 trong 100 trường hợp, dây an toàn sẽ cứu người lái xe khỏi lưỡi hái tử thần khi bị đâm va mạnh. Còn trong các vụ tai nạn bị lật đổ xe thì tỷ lệ đó sẽ là 91 trên 100 (Xem Cẩm nang dành cho người điều khiển xe ô tô, NXB Giao thông vận tải)


Chó cũng thắt dây an toàn

V ài năm gần đây, ở Việt Nam việc nhắc nhở lái xe thắt dây an toàn mới được chú ý đến, và CSGT bắt đầu "vẫy" lại những tài xế lơ đễnh. Nhưng dù không gặp phải những tài xế lắm lý sự cùn như trường hợp kể ở trên, thì CSGT cũng rất khó có thể phát hiện ra lỗi này vì đứng xa thì không thể nhìn thấy còn khi nhìn thấy thì… quá muộn, chẳng lẽ lại tuýt còi "vuốt đuôi". Ngay cả ở Mỹ, mãi tới gần đây người ta mới chế ra một loại thiết bị có thể quan sát và ghi hình các tài xế không thắt dây an toàn từ xa.

Thật ra, thắt dây an toàn khi ngồi trên xe sẽ trở nên vô cùng đơn giản, chẳng đến nỗi mất thời gian hay gây khó chịu như nhiều người nghĩ. Khi đã tập được thói quen cứ lên xe là thắt dây an toàn, thì chưa nói đến lúc xảy ra tai nạn, bình thường bạn sẽ thấy nó mang lại cảm giác vững chãi vô cùng khi đi qua đoạn đường xóc, hay khi phải giảm tốc độ đột ngột…, thậm chí bạn còn cảm thấy chống chếnh nếu như lên xe mà không thắt dây. Dây an toàn thích ứng cho tất cả mọi người, kể cả phụ nữ mang thai. Theo tính toán của Mỹ, nếu sử dụng dây an toàn đúng cách cho phụ nữ mang thai sẽ cứu sống được ít nhất 200 bào thai mỗi năm!

Thế nhưng ở Việt Nam hiện nay, lỗi không thắt dây an toàn bị phạt nhẹ nhất (từ 100-200 ngàn) và cũng chỉ quy định bắt buộc đối với những người ngồi ở hàng ghế trước ở những chiếc xe có trang bị dây an toàn!

Đông Kinh

-



Sự suy yếu của đồng euro (trong phiên cuối tuần 1/6 đã chìm sâu xuống 1,2288 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 1/7/2010), và sự tăng giá của đồng USD (do các nhà đầu tư tháo chạy khỏi đồng tiền chung châu Âu vì những bất ổn gia tăng ở khu vực này để tìm đến đồng bạc xanh an toàn hơn), cũng là nhân tố quan trọng đẩy giá dầu đi xuống (giá dầu được giao dịch bằng đồng USD, khi USD tăng lên, giá dầu trở nên đắt đỏ hơn, nhu cầu mua giảm xuống, kéo giá dầu giảm xuống).

Thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua tiếp tục tụt dốc khi chịu nhiều áp lực mạnh. Ảnh: Internet


Giá dầu đã hầu như đi xuống trong suốt các phiên trong tuần và liên tiếp lập các mức đáy kỷ lục trong nhiều tháng. Đặc biệt, trong phiên cuối tuần 1/6, cũng là phiên đầu tiên của tháng mới, thị trường dầu thô đã "cắm đầu lao dốc", trong đó hợp đồng dầu Brent Biển Bắc lần đầu tiên trong gần 16 tháng trượt sâu xuống dưới mức 98 USD/thùng, khi giới đầu tư "hoảng loạn" về số liệu việc làm quá xấu của Mỹ trong tháng 5, đồng USD mạnh lên, số liệu về hoạt động công nghiệp yếu kém tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc (cũng là hai nhà tiêu thụ năng lượng và dầu thô hàng đầu thế giới), cùng những căng thẳng mới tại Khu vực Eurozone.


Trong phiên cuối tuần này, nhà đầu tư đón nhận số liệu về lĩnh vực việc làm của Mỹ do Bộ Lao Động công bố, theo đó cho biết chỉ có 69.000 việc làm mới được tạo ra ở Mỹ trong tháng 5, chưa bằng một nửa so với kỳ vọng, đẩy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 5 lên mức 8,2%.


Trước đó, trong ngày 31/5, Mỹ cũng đã công bố số liệu cho thấy nền kinh tế này tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong quý đầu năm nay, chỉ còn 1,9% so với mức dự báo 2,2% trước đó, làm dấy lên lo ngại về nhịp độ tăng trưởng trong quý II hiện tại. Cùng ngày tại Trung Quốc, số liệu chính thức của Bắc Kinh cho thấy hoạt động công nghiệp trong tháng 5 của Trung Quốc cũng yếu hơn nhiều so với kỳ vọng, càng củng cố triển vọng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Theo báo cáo chính thức, Chỉ số quản lý thu mua của Trung Quốc đã giảm xuống mức 50,4 trong tháng 5 (so với mức 53,3 của tháng 4).


Những lo ngại của giới đầu tư càng bị đẩy lên cao hơn khi báo cáo về lượng dầu dự trữ của Mỹ trong tuần trước nữa (kết thúc vào ngày 26/5) đã lần đầu tiên kể từ đầu năm nay, vọt lên mức cao nhất trong 22 năm trở lại đây và tăng 2,2 triệu thùng so với tuần trước đó. Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy nhu cầu về dầu tiếp tục "nguội" đi ở nhà tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này.
Những "hung tin" trên đã dìm thị trường dầu tiếp tục trượt sâu trong phiên cuối tuần 1/6 và đóng cửa phiên này, tại thị trường Niu Yoóc, giá dầu ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 7/2012 giảm xuống 82,56 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 10/10/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 90,99 USD/thùng. Trong khi đó, tại Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng trượt sâu xuống 97,70 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 8/2/2011 và thấp hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 106,91 USD/thùng.

Tính chung trong cả tháng 5, cả hai hợp đồng dầu này đều sụt giảm, với mức giảm 15% đối với dầu Brent và gần 18% đối với dầu WTI.


Trở lại các phiên trước đó, trong phiên giao dịch đầu tuần 28/5, giá dầu đã tăng trở lại trên khắp các thị trường toàn cầu, trong bối cảnh giới đầu tư phấn chấn trước những diễn biến tích cực tại Hy Lạp, khi kết quả các cuộc thăm dò vào cuối tuần trước nữa tại nước này cho thấy các đảng ủng hộ các biện pháp khắc khổ ở Hy Lạp đã trở lại thắng thế, giúp xoa dịu mối lo ngại Hy Lạp có thể sẽ phải ra khỏi Khu vực Eurozone, và làm trầm trọng thêm tình hình tài chính khó khăn của nền kinh tế toàn cầu.

Thêm vào đó là việc Iran và phương Tây vẫn chưa đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, và sự không nhượng bộ của quốc gia Hồi giáo này trong tiến trình đàm phán là một trở ngại lớn, đẩy "vàng đen" tăng giá trong phiên đầu tuần .


Trong phiên 29/5, giá dầu tăng giảm trái chiều, trong đó yếu tố hỗ trợ vẫn là diễn biến tích cực tại Hy Lạp, sự bế tắc trong các cuộc đàm phán giữa Iran và phương Tây. Còn yếu tố gây bất lợi cho giá dầu là việc các lãnh đạo châu Âu vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào cho Hy Lạp, trong khi lại nổi lên mối lo ngại mới về Tây Ban Nha, khi có khả năng nền kinh tế lớn thứ tư Eurozone này sẽ theo chân Hy Lạp, Ailen và Bồ Đào Nha cần đến gói cứu trợ quốc tế.


Tính chung trong cả tháng 5, dầu Brent giảm 15% và dầu WTI giảm gần 18%. Ảnh: Internet


Giá dầu lại tiếp tục đồng loạt "lao dốc" trong phiên 30/5 khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình hình nợ nần cũng như hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha. Theo các số liệu chính thưc, doanh số bán lẻ của Tây Ban Nha trong tháng 4/2012 đã giảm 9,8% so với cùng kỳ năm 2011, trong khi hãng đánh giá tín dụng Egan-Jones cũng vừa hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Mađrít lần thứ ba trong tháng 5.

Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Xingapo, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2012 giảm 42 xu, xuống 90,34 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng hạ 30 xu, xuống 106,38 USD/thùng.

Còn tại Niu Yoóc, giá dầu ngọt nhẹ giảm 10 xu, tương đương 0,11%, xuống 90,76 USD/thùng, trong khi tại Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng hạ xuống còn 106 USD/thùng.


Trong phiên cuối cùng của tháng 5 (31/5), giá dầu vẫn "trung thành" với xu hướng đi xuống khi các nhân tố chi phối thị trường năng lượng như đồng USD mạnh lên, tình hình tại Eurozone, đặc biệt là tại Tây Ban Nha, vẫn ngày càng xấu đi, khi lãi suất trái phiếu thời hạn 10 năm của chính phủ nước này áp sát mốc 7% - ngưỡng được đánh giá là quá cao để các chính phủ có thể xoay xở.

Trong phiên cuối cùng của tháng 5, giá dầu thô đã có lúc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 7 tháng và đóng cửa phiên tại Niu Yoóc, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 chỉ còn 86,53 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 20/10/2011, trong khi tại Luân Đôn, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 1,6 USD xuống 101,87 USD/thùng.

Một số chuyên gia phân tích năng lượng cho rằng, các vấn đề của châu Âu và nhu cầu năng lượng yếu là hai nhân tố phải "chịu trách nhiệm" đối với xu hướng đi xuống của giá dầu. Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Mầu mỏ (OPEC) đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục, trong khi hoạt động sản xuất dầu thô tại Bắc Mỹ tiếp tục bùng nổ khiến các kho dự trữ dầu đầy căng, cũng gây áp lực tới giá dầu.


Thùy Chi (Tổng hợp)


No comments:

Post a Comment