Saturday, June 2, 2012

Hai Phong Day nhanh tien do cac cong trinh trong diem

Thực hiện "Năm Đô thị và An toàn giao thông 2012", chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5, nhiều công trình trọng điểm của TP.Hải Phòng đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. () Mới đây, thông tin bầu Đức nhận thù lao gần 3 tỷ đồng trong năm 2011 lại làm dấy lên sự tò mò của dư luận về lương thưởng của những ông chủ cũng như CEO các doanh nghiệp lớn, dù vẫn biết đôi khi đó chỉ là thu nhập tượng trưng, tiền còn chảy vào túi họ từ nhiều nguồn khác. TP - Trong 6 tiếng đồng hồ, những người thợ lau kính làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi trên độ cao 200m, ngoài trời, bất chấp tiết trời nắng đổ lửa, gió mạnh, hay những đồng tiền công thấp hơn bình thường. Phải dũng cảm và chịu khó lắm, mới làm được người nhện cao ốc.

Đường 356, cầu Bính dự kiến vượt tiến độ từ 5-16 tháng

Là tuyến đường huyết mạch nối ra cảng biển khu vực Đình Vũ, hàng ngày, đường 356 đón nhận từ 16.000 đến 18.000 lượt xe đi qua. Theo tính toán ban đầu, công trình thi công đường 356 Đình Vũ sẽ kết thúc vào cuối năm 2013.

Sở dĩ thời gian kéo dài cho công trình này lên đến 3 năm là được dự báo khó khăn về GPMB, tuyến đường đạt tiêu chuẩn cao, thời gian thi công sẽ lâu, tuy nhiên, những vướng mắc đó đều đã được các bên nhanh chóng tháo gỡ, nhất là GPMB. Với sự tham gia tích cực của quận Hải An, công trình sẽ rút ngắn thời gian thi công.

Đường 356

Theo tin từ Sở GTVT Hải Phòng, hiện Dự án này đã được bố trí nguồn vốn khoảng 210 tỷ đồng, Tỉnh đang đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí từ nguồn vượt thu ngân sách để đầu tư cho tuyến đường. Đến nay đã thi công cơ bản phần nền mặt đường, thoát nước bên phải tuyến, hoàn thành lớp bê- tông nhựa hạt mịn trong tháng 4 và tiếp tục thi công phần nền mặt đường, thoát nước bên trái tuyến. Dự kiến tuyến đường này sẽ hoàn thành tháng 8/2012, về đích trước thời hạn khoảng 16 tháng.

Đối với Dự án sửa chữa, khôi phục cầu Bính, theo Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng, hiện đã hoàn thành chỉ định nhà thầu sửa chữa, thời gian thực hiện từ 1/5-31/12/2012. Tổng vốn đối ứng của dự án 21,3 tỷ đồng, ngân sách đã bố trí 2,8 tỷ đồng.

Trong thời gian này, ngành GTVT Hải Phòng đã lên kế hoạch điều tiết giao thông thủy dưới chân cầu và điều động thêm phà cho tuyến phà Bính (hiện vẫn đang hoạt động phục vụ nhân dân).

Dự án sửa chữa, khôi phục cầu Bính được UBND TP.Hải Phòng phê duyệt sử dụng vốn ngân sách. Song, do khó khăn về vốn, nên dự án này đã được Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản.

Ngay sau khi thống nhất với JICA, Ban QL các dự án cầu Hải Phòng đã báo cáo đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện một số thủ tục để phấn đấu hoàn thành việc sửa chữa cầu vào cuối năm 2012, sớm hơn 5 tháng so với tiến độ của Hiệp định vay vốn.

Cầu Bính - cây cầu huyết mạch bắc qua sông Cấm, nối tuyến giao thông từ nội thành Hải Phòng đi huyện Thủy Nguyên. Cây cầu này xảy ra sự cố, bị hư hỏng nặng vào đêm 17/7/2010 do 3 chiếc tàu trọng tải lớn đang neo đậu tại cầu tàu TCT CNTT Bạch Đằng bất ngờ bị bão đánh đứt dây neo, trôi tự do rồi đâm vào cầu.

Tập trung thay đổi bộ mặt giao thông đô thị

Không chỉ tập trung vào các công trình giao thông trọng điểm, bộ mặt đô thị của Hải Phòng sẽ hiện đại hơn, đẹp đẽ hơn nhờ các dự án phát triển giao thông đô thị. Trong đó phải kể đến Dự án phát triển giao thông đô thị vay vốn Ngân hàng Thế giới và Đề án quản lý, khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường thuộc dự án này có tổng mức đầu tư 276,6 triệu USD, trong đó vốn đối ứng của thành phố là hơn 101 triệu USD với 3 hợp phần chính.

Theo kế hoạch của BQL dự án, trong năm 2012 sẽ tiến hành GPMB toàn bộ diện tích xây dựng 12 khu tái định cư và một phần mặt bằng xây dựng tuyến đường tại huyện An Dương, quận Kiến An và quận Lê Chân. Tổng nhu cầu vốn thực hiện GPMB trong năm 2012 là 392 tỷ đồng, thành phố đã bố trí 100 tỷ đồng. Ngày 25/4/2012, UBND thành phố ban hành QĐ số 540 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Đề án quản lý và khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường trục đô thị để bố trí vốn đối ứng cho dự án. Trung tâm phát triển quỹ đất đang làm thủ tục báo cáo Sở Tài chính bố trí kinh phí và tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện.

Dải trung tâm thành phố cũng được đầu tư cải tạo. Sau khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng khu sân vườn hoa trước Quảng trường Nhà hát thành phố, chủ đầu tư đang triển khai lập và trình duyệt quy hoạch chi tiết khu vực dải trung tâm thành phố đến năm 2025 từ đập Tam Kỳ đến cổng Cảng 1. Với vốn ngân sách bố trí đến hết tháng 3 là 114 tỷ đồng, kế hoạch năm 2012 bố trí 70 tỷ đồng...

Lâm Anh




Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của Hoàng Anh Gia Lai, ông Võ Trường Sơn, mới đây cho biết, Hoàng Anh Gia Lai ký hợp đồng lao động với ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HĐQT công ty, với mức lương tháng khoảng 240 triệu đồng. Nhự vậy, lương của bầu Đức một năm lên tới 2,88 tỷ đồng.

Bầu Đức cho hay, ông hài lòng với khoản tiền được nhận được, song không để tâm tới khoản này, nó chỉ là thu nhập tượng trưng, không nhận không được.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam cũng nhận mức thu nhập khủng tương tự. Năm 2011, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) nhận thu nhập gần 1,6 tỷ đồng và thêm 120 triệu đồng phụ cấp cho chức danh chủ tịch HĐQT.

Ngày 14/3, trong cuộc họp Đại hội cổ đông của Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, hội đồng quản trị của công ty đã trình báo cáo thù lao của ban lãnh đạo và tổng giám đốc năm 2011. Theo đó, lương và trợ cấp của bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ năm 2011 là 111 triệu đồng một tháng. Ngoài ra, CEO này còn nhận tiền thưởng tương đương 2,5 tháng lương. Tổng thu nhập của bà Dung khi làm CEO là gần 1,6 tỷ đồng (lương và thưởng)

Tờ trình cũng nêu rõ thù lao của Chủ tịch HĐQT công ty năm 2011 là 10 triệu đồng một tháng, Phó chủ tịch được nhận 7 triệu đồng và các thành viên khác là 5 triệu đồng. Như vậy, thu nhập của bà Dung khi đảm nhiệm cả 2 chức vụ Chủ tịch và CEO PNJ là 121 triệu đồng một tháng, cộng thưởng 2,5 tháng lương sẽ tương đương hơn 1,7 tỷ đồng một năm.

Hồi tháng 3 năm nay, Công ty CP Cơ Điện lạnh (Mã CK: REE) cũng công bố tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012, trong đó có tờ trình thù lao Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát, lương Tổng giám đốc.

Lương của các ông chủ và CEO Việt khủng như thế nào?
Nguyên tổng giám đốc Techcombank được cho là CEO có mức thu nhập khủng nhất, trên dưới 20 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh minh hoạ.

Tại tờ trình này, REE cho biết, từ năm 2007 đến 2011, mức lương Tổng giám đốc của REE là bà Nguyễn Thị Mai Thanh nhận được là 100 triệu đồng/tháng.

Riêng trong năm 2011, với lãi thực đạt được là 513,64 tỷ đồng, thì tổng thù lao mà Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của REE được nhận là 2,568 tỷ đồng.

Trong năm 2012, REE đề xuất vẫn giữ nguyên mức lương của Tổng giám đốc là 100 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó còn kèm theo chế độ khen thưởng trên lợi nhuận vượt kế hoạch. Và để khuyến khích công ty vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2012 thì REE cũng đề nghị Đại hội đồng cổ đông lần này phê duyệt phương án khen thưởng Tổng giám đốc và các Giám đốc điều hành của nhóm công ty 30% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.

Tổng giám đốc hiện tại của REE là bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh sinh ngày 25/12/1952 tại Tây Ninh, tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982 và có hơn 25 năm trên cương vị lãnh đạo.

Bà đầu quân cho REE từ năm 1982, đến 1986 thì REE vẫn đang là một công ty nhà nước. Chính người phụ nữ này là người đã góp công đầu trong việc cổ phần hoá công ty này từ những năm 1992 - 1993, đưa REE trở thành 1 trong 2 mã cổ phiếu đầu tiên giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bà cũng từng giữ chức thành viên HĐQT Sacombank trước khi chuyển giao vị trí này cho con trai là ông Nguyễn Ngọc Thái Bình. Ông Bình hiện đang đảm nhiệm chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) tại REE.

Tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, lương của các giám đốc điều hành cũng ở mức đáng mơ ước. Theo khảo sát của Tower Watson tại 165 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong năm 2011, lương của cấp độ điều hành ở mức cao nhất với lương cơ bản 12 tháng lên đến hơn 1,05 tỷ đồng, lương tháng 13 ở mức gần 95 triệu đồng, tổng thực nhận bao gồm các khoản lên đến hơn 1,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, có mức thu nhập khủng nhất trong giới lãnh đạo, CEO ở Việt Nam phải kể đến CEO của các ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó, ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank được cho là người có thu nhập cao nhất.

Về nguyên tắc, lương của các CEO ngân hàng (trừ các ngân hàng thương mại của nhà nước) không bao giờ công khai mà đều theo thoả thuận giữa các ông chủ ngân hàng với CEO. Tại thời điểm cuối năm 2011, theo khảo sát và tìm hiểu chung có thể chia mặt bằng lương của các CEO ngân hàng cổ phần tư nhân trong nước làm ba loại. Và vị trí quán quân thuộc về ông Nguyễn Đức Vinh, khi đó đương nhiệm chức tổng giám đốc của ngân hàng Techcombank với mức lương khủng lên tới 1 triệu USD/năm (hơn 20 tỷ đồng), tương ứng hơn 1,6 tỷ đồng/tháng.

Mức thứ hai thuộc về các CEO giỏi, đã có tên tuổi, với lương khoảng 20.000 – 30.000 USD/tháng (tương đương 400 - 600 triệu đồng/tháng hay 4,8 – 7,2 tỷ đồng/năm). Mức thứ ba phổ biến nhất xấp xỉ 10.000 USD/tháng (khoảng 200 triệu đồng) thuộc những ngân hàng tốp thứ ba. Còn lại, một số ngân hàng nhỏ ít tên tuổi, thu nhập của vị trí lãnh đạo dù khá khiêm tốn, nhưng cũng từ dăm chục đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng.

Từ đầu năm 2011, danh sách lương và thu nhập của CEO các ngân hàng cổ phần đã được lập, tuy không tới mức triệu đô nhưng cũng đủ "khủng" để khiến cơ quan chức năng lưu tâm. Được biết, Ngân hàng Nhà nước đã tìm hiểu bảng kê thu nhập này.

Theo một người từng là lãnh đạo ngân hàng, lương bổng chỉ là một phần, trong thu nhập của các CEO, phải tính đến phần không nhỏ là cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu. Nếu tính các khoản lợi tức này, thời chứng khoán ở đỉnh cao, nhiều CEO ngân hàng có tổng thu nhập hàng năm lên tới triệu USD là bình thường.

Đang đọc nhiều:

Phát sốt với những xế hộp nhỏ... giá dưới 100 triệu đồng 'Rộ' thú chơi đồ gỗ phong thuỷ Bầu Đức: Công ty nợ hơn 15 nghìn tỷ... vẫn lạc quan! Choáng với chi phí 'trên trời' làm đường cao tốc ở VN Sự thật gây sốc về 'cậu giời' nhà Bạc Hy Lai Cận cảnh mô tô 'huyền thoại' Royal Enfield ở Việt Nam Hàng loạt ông lớn VN bỗng dưng... mất chức Cổ đông lớn của bầu Đức bỗng dưng 'xả' hơn 12 triệu cổ phiếu Ông chủ của Beeline mất bao nhiêu khi cuốn gói khỏi VN? Đám cưới gây sốt của một thiếu gia Hà Thành Giá đất nền, chung cư vẫn giảm sâu Vì sao hàng loạt 'quan' ngân hàng 'ngã ngựa'? Vàng sẽ sớm cán mốc 46 triệu đồng/lượng

Những lao động do anh Hải quản lý làm việc tại tòa nhà Vincom Ảnh: Minh Đức..

Đi dọc phố Bà Triệu – Hà Nội, ngước lên, có thể thấy nhiều lao động đu đưa giữa trời, trong cái nắng nóng vàng mắt của mùa hè để lau bụi bám trên nhà cao tầng. Những "chú nhện" ấy cứ trườn lên, tụt xuống quanh tòa tháp đôi Vincom, vươn tay lau sạch những tấm kính cho tới khi chúng sáng lấp lánh.

An toàn lao động chưa tương xứng độ nguy hiểm của công việc.

Cách mặt đất chừng 200m, khoảng tầng thứ 18 – 19 của tòa tháp đôi, những người nhện cứ thoăn thoắt bám từ cánh cửa bên này lại đu mình sang cánh cửa bên kia, tay cầm miếng giẻ nhúng vào xô nước giặt qua rồi lại xoa đi xoa lại trên từng phiến đá, tấm kính.

Anh Phùng Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Thanh Hải, người điều hành đội thợ trên, cho biết, khi thi công những công trình 5 hoặc 7 tầng, anh em có thể xuống dưới ăn, nhưng ở những công trình cao 30 - 40 tầng trở lên thì anh em thường ăn luôn tại chỗ cho đỡ mất thời gian. Cơm, thức ăn, nước uống sẽ được kéo lên bằng dây.

Đến 17 giờ 30, nhóm người nhện hoàn thành công việc và tiếp đất, ai nấy nhễ nhại mồ hôi, người ướt nhẹp, bụi bặm bám đầy quần áo. Chu Văn Nam, quê ở Thanh Ba (Phú Thọ), đã theo nghề 5 năm nói: Ở độ cao 150 – 200m, gió rất mạnh, cộng với nước bắn ra khi lau kính nên ai cũng ướt như chim sẻ gặp bão.

Thợ lau kính tiếp đất.

Chưa kể có lúc đang làm việc bỗng có đợt gió lớn, sợi dây thừng đeo ngang hông đu đưa như võng, đã có người bị va đập vào bờ tường, cửa kính, mắc vào dây điện… Hồi mới chân ướt chân ráo đi làm, ở độ cao 100m, Nam chỉ chịu được 1 - 2 tiếng bởi vừa bị choáng, vừa bị lạnh. Lâu dần cũng quen, Nam có thể ngồi chót vót trên cao cả ngày.

Bữa cơm ở lưng chừng trời là cảm giác khác lạ. Vừa ăn vừa sợ. "Vì khi ăn, buộc phải nhìn xuống, chứ không nhìn ngang mãi được" – một lao động kể. Gió phần phật. Dây chão lắc qua lắc lại. Cái nóng phả hầm hập từ kính và tường ra bên ngoài. Người mới làm không dám ăn uống trên độ cao ấy, cũng không dám nghỉ giữa chừng, "nghỉ xong e rằng không dám làm tiếp nữa". Lao động khác nói: "Như ăn cơm trên thuyền thúng giữa biển. Coi chừng cơm mất, nước mắm rơi".

Nguyễn Văn Hoàng có kinh nghiệm gần 7 năm trong nghề, từng chứng kiến cả trăm người phải bỏ nghề vì không chịu được độ cao. Ban đầu làm việc ở những tòa nhà thấp, họ còn theo được. Về sau, nhận nhiều công trình cao tầng như tòa nhà EVN (trên phố Cửa Bắc) hay Ciputra, nhiều người lên cao bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… nên phải bỏ nghề.

Người nhện không mũ bảo hiểm, không ủng, không tất tay, chỉ độc một chiếc đai an toàn thắt ngang bụng, cộng với chiếc giá hàn bằng mấy thanh sắt phi 6. Giám đốc Hải nói: Trung bình mỗi tháng, họ kiếm được từ 6 - 8 triệu đồng/người. So với những nghề phổ thông khác, số tiền đó là rất khá, nhưng tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Đã không ít người làm nghề lau kính tử nạn chỉ vì thiết bị bảo hộ lao động không đảm bảo an toàn, như đứt dây, gãy ván, sơ ý
trượt chân…

Cheo leo.

Anh Phạm Khánh Thủy, Trưởng phòng nhân sự Công ty Sơn Benz cho hay, một số công ty dịch vụ làm về lĩnh vực này tới lấy sơn còn mua kèm cả thiết bị bảo hộ lao động theo quy chuẩn.

Còn phần lớn người lao động tự do chỉ đến lấy sơn. Những lao động tự do thường ra chợ thửa một vài thứ rồi mang về tự chế. Vì họ kiêm rất nhiều nghề, thuê gì làm nấy, từ bả ma tít, sơn, đến lau kính, mà thiết bị bảo hộ chỉ chế một lần dùng gần như mãi mãi nên chẳng có gì bảo đảm.

"Năm 2010, có trường hợp đến lấy sơn chỗ chúng tôi, sau đó mất hút. Gọi điện, mới biết đã tử nạn", anh Thủy nói.

Ngày 21- 2 vừa qua, một người thợ đu dây làm vệ sinh cửa kính tại tầng 3 số nhà 78 phố Huế (Hà Nội) bất ngờ đứt dây rơi xuống đất tử vong. Trong dịp nghỉ 30-4, 1-5, trên đường về Kim Sơn (Ninh Bình), chúng tôi đã chứng kiến đám tang anh Phạm Thành C và Trần Minh K bị đứt dây rơi xuống khi lau kính cho một khách sạn ở TPHCM.

Nguyễn Văn Tuân quê Hòa Bình, nhân viên của Công ty Thanh Hải cho biết: "Chúng em mang tiếng là làm cho công ty, nhưng thu nhập cũng bấp bênh lắm, lúc nào công ty nhận được hợp đồng hời thì còn kiếm được, chứ gặp trường hợp "xương" thì chỉ lấy công làm lãi".

Những tháng kiếm được, có đồng quà tấm bánh Tuân mới dám về thăm nhà, tháng nào mưa to gió lớn thì co ro nằm ở phòng trọ ăn mì tôm. "Có chút sức khỏe và kinh nghiệm là làm được. Nếu có lựa chọn, chắc bọn em cũng phải làm nghề này thôi. Học hành chẳng đến đầu đến đũa phải chấp nhận" – Tuân nói.

Ông Bạch Quốc Việt, Trưởng Phòng An toàn lao động - Sở Lao động thương binh và Xã hội Hà Nội (LĐTB&XH) nói, các công trình từ 6 tầng trở lên đều nằm trong diện phải kiểm tra về tính hợp pháp của hợp đồng lao động cũng như việc sử dụng lao động.

Người lao động thường sử dụng thang tời điện và dây chão để lên xuống khi dọn vệ sinh, lăn sơn các tòa nhà cao tầng. Theo quy định, chỉ kiểm tra độ vững chắc và tuổi thọ của dây cáp đối với thang tời điện, còn dây chão không bắt buộc phải kiểm tra.

Cũng theo ông Việt, với những tổ thợ nhỏ lẻ, tự phát làm vệ sinh như lau kính, lăn sơn, Sở chưa kiểm soát được.


No comments:

Post a Comment