Friday, June 1, 2012

Khoi cong xay dung tram xa Quan dan y

Lễ khởi công xây dựng Trạm xá Quân dân y. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Nghề truyền thống ngày càng phát triển đã khiến hàng trăm hộ dân tại một làng nghề ở Hà Nội bỏ ruộng.

Khoi cong xay dung tram xa Quan dan y

Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, Ủy ban MTTQVN tỉnh, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, đại diện Đảng ủy, UBND huyện An Phú, thị trấn Long Bình cùng cán bộ chiến sỹ đồn Biên phòng cửa khẩu Khánh Bình và đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.

Công trình Trạm xá Quân dân y kết hợp có tổng vốn đầu tư gần một tỷ đồng do Công ty Bảo vệ thực vật An Giang tài trợ, bao gồm phòng khám bệnh và hệ thống xử lý rác thải khép kín. Khi đưa vào sử dụng, trạm xá quân dân y kết hợp sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu khám, chữa bệnh của cán bộ chiến sỹ, người dân trong khu vực và cả nhân dân nước bạn Campuchia. Dự kiến sau hơn ba tháng thi công, công trình sẻ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Nguyễn Hoàng Trân

BDS trong khu dan cu 'sot'

Tuy nhiên phân khúc BĐS trong khu dân cư lại ít bị chi phối bởi những chính sách này, thậm chí giao dịch còn đang có chiều hướng sôi động dần và giá liên tục tăng.

Giao dịch dễ dàng

Từ khi hai huyện Thuận An và Dĩ An chính thức lên thị xã thì giá BĐS ở đây có chiều hướng tăng lên và giao dịch mua đi bán lại cũng tăng nhiều. Những nơi có vị trí đẹp được nhiều người săn lùng như gần QL13, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, gần sông Đồng Nai, sông Sài Gòn… Khác với các loại sản phẩm BĐS trong dự án thường khó giao dịch trong thời gian vừa qua, những lô đất nền thổ cư, đất vườn trong dân hiện đang được nhiều người tìm mua, thậm chí tranh nhau mua, nếu chậm chân là không còn.

Theo chân một anh bạn đi săn đất tại khu vực P.Vĩnh Phú, P.Bình Nhâm, thị xã Thuận An, chúng tôi tìm được mảnh đất ưng ý với giá 6,9 triệu đồng/m2 nhưng do không mang theo tiền và hẹn ngày hôm sau trở lại, nhưng khi trở lại thì chủ nhà đã bán với giá 7.2 triệu đồng/m2. Tại Ấp Trung, P.Vĩnh Phú, thị xã Thuận An có một lô đất vườn rộng trên 1,072m2, do chủ nhà cần tiền nên bán với giá 3.6 triệu đồng/m2 nhưng với điều kiện là phải mua trọn lô chứ không tách nhỏ, tính ra lô đất này có giá gần 4 tỷ đồng, chưa kể tiền chuyển đổi mục đích sử dụng, tăng so với trước khoảng 100 nghìn đồng/m2.

Đặc biệt, từ khi đường Mỹ Phước - Tân Vạn được xây dựng, giá đất ở đây đã tăng vọt từ 2.8 lên 3 triệu đồng/m2, thậm chí nhiều lô còn được giao dịch ở mức giá 3 - 3.5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, những lô đất nằm gần trung tâm TP mới Bình Dương và KCN Sóng Thần III giá mặc dù đã tăng so với thời điểm trước tết Nguyên đán từ 300 - 400 nghìn đồng/m2 nhưng giá hiện cũng chỉ khoảng 3.5 triệu đồng/m2.

Anh Nguyễn Văn Chinh - một nhà đầu tư đến từ TP.HCM cho biết: Trước tình hình khó khăn, biến động tỷ giá như hiện nay thì đầu tư vào BĐS vẫn an tâm hơn, đặc biệt là sản phẩm BĐS đất nền. Hơn nữa, đầu tư những lô đất trong khu dân cư dễ mua bán hơn đất dự án do tính thanh khoản cao hơn. Tuy nhiên, phân khúc này chủ yếu chỉ dành cho những người dồi dào nguồn tiền mặt, không phải đi vay từ các tổ chức tín dụng nên không bị sức ép về thời gian đáo hạn.

Mặt khác đất nền thu hút được người mua là do có tính pháp lý ổn định, có sổ đỏ nên sức hấp dẫn cao hơn căn hộ. Mặt khác, tại thị trường lớn như TP.HCM, do lượng đất nền không còn nhiều nên nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu thực sự đang có xu hướng chuyển dần ra các thị trường lân cận, trong đó có Bình Dương nên khiến giao dịch ở các khu vực này tăng cao.

Chính sách tín dụng sẽ không bị ảnh hưởng?

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, phân khúc BĐS này sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Chính phủ những người mua sản phẩm này hầu hết đều có sẵn nguồn tiền, không bị lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phân tích: "Hiện nay, nguồn tiền trong dân như vàng, USD còn rất nhiều. Hàng ngày người ta vẫn phải chi tiêu, mua sắm. Với tình hình lạm phát như thế này, giá vàng, USD biến động bất thường, chứng khoán càng bấp bênh hơn nên đầu tư vào BĐS vẫn là an toàn nhất.

Ghi nhận thực tế mấy tuần gần đây, giá cả và giao dịch BĐS ở một số khu vực đều tăng. Đáng nói là dân ta thấy mua bán sôi động, giá càng lên cao thì càng có nhiều người lao vào mua. Tôi cho rằng thị trường BĐS sẽ không sôi động một cách ồn ào bởi nó ít bị tác động bởi các chính sách vừa rồi. Khi có những thay đổi về chính sách tín dụng, thị trường BĐS thường bị tác động chậm hơn các ngành khác".

Ông Đoàn Văn Ninh - Giám đốc Cty Địa ốc Vạn Xuân cho biết thêm: Phân khúc BĐS trong khu dân cư lúc nào cũng giao dịch tốt, cho dù thị trường có lạnh cỡ nào. Vì đây là nhu cầu thực sự cần một chỗ ở của người dân. Hơn nữa tiền đầu tư của loại này không nhiều, chỉ vài trăm triệu tới 1 tỷ đồng là đã có một nơi ở tốt. Những người có nhu cầu thực thì mua bằng tiền tích lũy, hoặc vay mượn thêm từ bạn bè người thân nên ít bị chi phối bởi lãi suất. Bên cạnh đó, tính pháp lý của loại này lại ổn định nên dễ giao dịch.

DiaOcOnline.vn - Theo Báo Xây Dựng

Khoảng năm 1990, nghề tiện gỗ có lịch sử gần 600 năm của thôn Nhị Khê (tên nôm là Dũi Tiện, nay thuộc xã Nhị Khê, H.Thường Tín, Hà Nội) phát triển mạnh trở lại với các đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, trang sức bằng gỗ... đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn trong và ngoài nước.

Năm 2002, địa phương này được công nhận là làng nghề truyền thống, nghề tiện gỗ trở thành nghề chính, chiếm 80% thu nhập, người lao động có thể nhận được 50.000 - 150.000 đồng cho mỗi ngày công.

Giờ đây, đến Nhị Khê chúng ta dễ bắt gặp nhiều ngôi nhà 3 - 4 tầng, tiếng máy cưa, dập hạt, tiện gỗ… ồn ào đầu thôn cuối ngõ. Trong khi đó, cánh đồng của thôn chỉ lác đác người.

Tại cánh đồng Sếu, bà Nguyễn Thị Oanh (xóm Đồng, thôn Nhị Khê) chỉ bãi cỏ xanh um, cho biết: "Ngày trước là ruộng cấy nhưng bây giờ bỏ không cấy thì ra thế. Cả khu này của Nhị Khê nhưng chỉ cấy ruộng gần bờ, tiện việc mang vác. Còn lại thì dân làng Văn Xá, Trung Thôn đến cấy. Nhà tôi có ba sào ruộng nhưng cũng bỏ hết".


Bà Phạm Thị Cử, thôn Văn Xá, xã Nhị Khê đang cấy 7 mẫu ruộng (2,52 ha) trên đất hoang của thôn Nhị Khê - Ảnh: Hương Huyền

Đến khu Trường Đấu, vốn là "vựa thóc" của thôn nhưng nay 2,5 ha đất bị bỏ hoang gần như toàn bộ. Khu bãi Tư, rộng 8 mẫu Bắc bộ (tương đương 2,88 ha) gần đấy cũng bị bỏ một nửa, chỉ canh tác phần giáp đường liên xã.

Tiếp xúc với chúng tôi, bà Trần Thị Bích (xóm Thượng) có hơn 3 sào ruộng nhưng không cấy từ năm 1983 mà cho người khác cấy và hàng năm vẫn đóng phí cho hợp tác xã. "Cả xóm này cũng bỏ ruộng hết, toàn đi đong gạo ăn chứ làm gì có hạt thóc nào", bà Bích cho biết.

Nhà bà Nguyệt cùng xóm nay vẫn cấy 6 sào ruộng nhưng thuê công cấy hết 1,2 triệu đồng, làm cỏ 700.000 đồng, mua phân bón hơn 1 triệu đồng, chưa kể tiền cày, gặt… nhưng mỗi sào chưa thu nổi 2 tạ thóc, giá thóc cũng chỉ từ 650.000 - 700.000 đồng/tạ. "Phải cấy vì mẹ chồng tôi tiếc ruộng chứ thực ra là lỗ", bà Nguyệt than thở.

Theo thống kê của hợp tác xã Nhị Khê, toàn xã có khoảng 15,48 ha ruộng bỏ hoang. Trong đó, thôn Nhị Khê đã bỏ gần 6 ha diện tích, chiếm 37% số ruộng bỏ hoang của xã. Từ năm 2006 - 2009, diện tích ruộng hoang đã thêm khoảng 4 ha, tăng gần 2 lần những năm trước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Vũ Hiệp - Chủ nhiệm hợp tác xã Nhị Khê, tiết lộ: "Đấy mới là số liệu tổng hợp, riêng Nhị Khê đã bỏ ruộng đến 90% trong 54 ha đất nông nghiệp của thôn", có nghĩa nhiều gấp 8 lần so với số liệu ở trên.

Ông Hiệp cho biết thêm, người dân trong thôn bỏ ruộng từ năm 2003, chỉ còn canh tác trên 10% diện tích đất được giao, còn phần lớn là nhân dân ở các thôn khác đến xin cấy. "Thu nhập từ làng nghề cao hơn, nên họ không còn thiết tha với đồng ruộng", ông Hiệp nhận định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Viết Bình - Phó chủ tịch UBND xã Nhị Khê cho biết, xã đang có ý định quy hoạch vào một khu để chuyển đổi mục đích sử dụng như trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, nhưng hiện tại "hợp tác xã chỉ còn biết vận động bà con cấy chứ biết làm thế nào".

Hương Huyền

>> Giữ hồn dân tộc: Sắc màu cao nguyên đá
>> Nghề rèn có nơi hành hương về đất tổ
>> Bốn tàu du lịch cập cảng Nha Trang
>> Thoát nghèo tại quê hương
>> Không có nghề cao, nghề thấp


No comments:

Post a Comment