Wednesday, February 29, 2012

Bap benh phan khuc van phong cho thue

rua anh online | google chrome 14 | google chrome 15 | ban ga | hoi gia | Cong ty SEO |

(HNM) - Đối với các phân khúc dịch vụ, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội ghi nhận sự tăng, giảm theo đúng quy luật thị trường. Dự báo của các chuyên gia đều lạc quan với triển vọng trong tương lai.

Bấp bênh phân khúc văn phòng cho thuê 

Công suất thuê văn phòng đang có chiều hướng giảm trong những tháng đầu năm 2012. Ảnh: Nam Khánh

Cũng như phân khúc căn hộ, biệt thự, nhà liền kề, thị trường BĐS Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm cả về công suất và giá cho thuê của phân khúc văn phòng do ảnh hưởng từ những bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước. Theo thống kê của Công ty TNHH Savills, đơn vị chuyên tư vấn và quản lý BĐS, công suất thuê trung bình đạt 75% (giảm khoảng 10% so với cuối quý III-2011), giá thuê còn khoảng 514.000 đồng/m2/tháng (so với hơn 580.000 đồng/m2/tháng thời điểm cuối năm 2010). Quận Hoàn Kiếm vẫn là nơi có hoạt động tốt nhất về công suất thuê, tiếp đến là quận Ba Đình, Đống Đa, trong khi Cầu Giấy, Long Biên và huyện Từ Liêm có công suất thuê giảm mạnh. Hiện nay, tổng nguồn cung diện tích văn phòng cho thuê tại thị trường Hà Nội đạt khoảng 1,03 triệu mét vuông, tăng 39% so với thời điểm cuối năm 2010 (khu vực quận Hoàn Kiếm, Cầu Giấy chiếm 42% tổng diện tích).

Về nguồn cầu, Savills cho rằng bất chấp khủng hoảng toàn cầu, sự ổn định của các nguồn vốn FDI và ODA sẽ là nhân tố tích cực có thể đẩy mạnh nhu cầu diện tích văn phòng, dự kiến 3 năm tới thị trường có thêm khoảng 1,1 triệu mét vuông văn phòng, trong đó năm 2012-2013 có khoảng 800.000m2 văn phòng mới. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi do điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là chính sách thắt chặt tài chính vào BĐS tiếp tục kéo dài trong năm 2012 làm ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng của các dự án.

Tương tự, ở phân khúc căn hộ cho thuê (căn hộ dịch vụ), mặc dù giá thuê trung bình giảm nhẹ chưa tới 1%, song công suất thuê trung bình toàn thị trường giảm 11% so với thời điểm cuối quý III-2011. Cụ thể, công suất căn hộ hạng A giảm mạnh nhất, tới 17%, xuống còn 67%; hạng B giảm nhẹ 2%; còn hạng C tăng 1%. Tuy nhiên, việc giảm công suất thuê không phải do khách trả lại căn hộ không tiếp tục thuê mà chủ yếu do một số dự án mới đi vào hoạt động tại huyện Từ Liêm có công suất cho thuê thấp đã kéo công suất trung bình của thị trường đi xuống. Về giá thuê, căn hộ hạng A và hạng B đều giảm xấp xỉ 5%, còn hạng C tăng 2,6%. Về nguồn cầu, triển vọng thị trường được đánh giá tương đối khả quan khi lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng, trong số đó không ít khách chọn thuê căn hộ dịch vụ thay vì khách sạn. Mặt khác, Nhật Bản đã cam kết cung cấp số vốn ODA kỷ lục cho Việt Nam trong năm 2012, hứa hẹn số lượng chuyên gia Nhật cũng sẽ tăng lên.

Theo số liệu của Savills, trong vòng 2 năm tới, quận Ba Đình dự tính là nguồn cung tương lai lớn nhất của phân khúc thị trường căn hộ dịch vụ với khoảng 5 dự án, tổng cộng 685 căn hộ. Tuy nhiên, trong dài hạn, huyện Từ Liêm có thể trở thành khu vực có nguồn cung lớn nhất thị trường. Hiện nay, tại Hà Nội có 31 dự án căn hộ dịch vụ được triển khai, trong đó 12 dự án đã xác định số lượng 2.250 căn hộ.

Với thị trường bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại…), tổng diện tích tăng mạnh, khoảng 45% so với đầu năm 2011. Trong đó 3 dự án Vincom Centre Long Bien, Savico MegaMall thuộc quận Long Biên và Keangnam Palace Landmark Tower thuộc huyện Từ Liêm, cung cấp khoảng 140.000m2 diện tích bán lẻ. Long Biên và Từ Liêm là địa bàn có nguồn cung lớn nhất thị trường do tập trung những dự án quy mô lớn. Tuy nhiên, khoảng cách giá thuê giữa khu vực trung tâm thành phố với khu vực ven đô, ngoại thành khá lớn. Giá thuê khu vực trung tâm từ 1,14 triệu đồng đến 4,16 triệu đồng/m2/tháng, cao hơn 220% so với các khu vực khác. Tính trung bình toàn thị trường, công suất thuê đạt 89%, trong đó khu vực trung tâm đạt xấp xỉ 100%. Trong vòng 3 năm tới, có khoảng 1,5 triệu mét vuông bán lẻ từ 76 dự án dự kiến tung ra thị trường, riêng năm 2012 có khoảng 200.000m2. Đến năm 2014, quận Hà Đông và Thanh Xuân sẽ có một lượng cung lớn cho thị trường, khoảng 800.000m2 (chiếm 50%).

Cũng được đánh giá sẽ tăng mạnh trong những năm tới là phân khúc khách sạn. Theo thống kê, 23 dự án khách sạn 3-5 sao có thể cung cấp cho thị trường hơn 6.600 phòng, hầu hết tập trung ở phía tây Hà Nội. Riêng năm 2012, dự kiến có thêm 1.020 phòng khách sạn, trong đó 830 phòng khách sạn 4 sao, còn lại là khách sạn 3 sao. Từ quý IV-2011 tới nay, phân khúc khách sạn hoạt động tương đối tốt, nhóm khách sạn 3 sao đạt công suất trung bình cao nhất, gần 70% và có mức tăng doanh thu mạnh nhất. Nhu cầu của thị trường tiếp tục được dự báo tăng khi nhiều hãng hàng không trong nước và quốc tế mở đường bay thẳng từ Việt Nam đến các nước Châu Âu, Châu Á góp phần tăng lượng khách đến Hà Nội.
Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday, February 28, 2012

Doanh nghiep cau cuu Chinh phu ve phi cao toc TPHCM - Trung Luong

noi com dien | demo abccorp |

thiet bi kich song

| mon ngon moi ngay | nau an ngon | mon an ngon |

(Dân trí) - Ngày 28/2, Hiệp hội Vận tải hàng hoá TPHCM đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính để kiến nghị giảm giá phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc TPHCM – Trung Lương.

Theo HH VTHH thì HH đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp vận tải hàng hoá tại TPHCM khi tuyến đường này triển khai thu phí từ ngày 25/2 với mức phí quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc giữ giá thành vận tải.

Doanh nghiệp
Theo các doanh nghiệp vận tải, mức phí trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương hiện quá cao

Theo HH, hiện các doanh nghiệp vận tải hàng hoá tại TPHCM đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long và ng ược lại đang sử dụng xe vận tải có tải trọng lớn (trên 10 tấn) hoặc xe đầu kéo kéo sở mi rơ moóc chở container.

Vì thế, hiện với mức thu phí đối với xe trên 18 tấn hoặc xe chở hàng bằng container 40 fit giá 8.000 đồng/km thì với chiều dài 40 km, doanh nghiệp phải trả mức phí là 320.000 đồng/lượt, tương ứng với 640.000 đồng/chuyến là quá cao so với lợi nhuận từ một chuyến hàng (bao gồm cả chiều đi và về) mang lại.

HH này ước tính một chuyến xe chở hàng trong bán kính khoảng 100 km thì chủ xe chỉ lãi ròng khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Nếu các chủ hàng không chấp nhận tăng cước vận tải tương ứng với mức thu phí giao thông thì lợi nhuận một chuyến hàng chưa đủ để đóng phí sử dụng đường cao tốc. Vì thế các chủ xe, lái xe chắc chắn sẽ chọn Quốc lộ 1A để duy trì lợi nhuận đang ở mức tối thiểu.

Vì thế, HH kiến nghị nhà nước nên xem lại biểu phí theo hướng giảm cho loại phương tiện vận tải thương mại (giá cước tác động trực tiếp lên giá cả hàng hoá) xuống mức tương đương 50% đơn giá phí hiện nay và duy trì mức phí thấp nhất có thể cho các phương tiện tham gia giao thông nhưng ít yếu tố thương mại.

Ngoài ra, HH VTHH còn kiến nghị không nên phân biệt mức thu phí đối với xe chở hàng bằng container 40 fit gấp đôi mức phí đối với xe chở hàng bằng container 20 fit. Lý do là trọng lượng hàng hoá tối đa đóng trong container 20 fit và container 40 fit là bằng nhau và giá cước cũng không chênh lệch nhau. Việc chủ hàng sử dụng container 20 fit hay container 40 fit là căn cứ vào đặc thù loại hàng hoá cần thể tích nhiều hay ít để đóng hàng.

HH VTHH cũng kiến nghị không cho phép lắt đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1A để hỗ trợ cho nguồn thu đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương. Lý do là việc đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1A vi phạm Pháp lệnh phí và lệ phí.

Theo thống kê của chủ đầu tư, trong mấy ngày đầu triển khai thu phí, lượng xe lưu thông trên đường cao tốc này đã giảm đi gần một  nửa; trước đây vào khoảng 32.000 - 35.000 lượt/ngày đêm, nhưng sau khi thu phí thì chỉ còn khoảng 18.000 lượt/ngày đêm.

Tu ̀ng Nguyên

Theo tintuc.xalo.vn

Sunday, February 26, 2012

Ben trong chuyen co ma vang cua Tong thong Ukraine

may tro tinh | thue nguoi be trap | intergirl | muaban24.vn | muaban24.vn | muaban24.vn |

Giá gần 90 triệu USD với phòng tắm, phòng ngủ mạ vàng, siêu phẩm máy bay thế hệ 5 thuộc quyền sử dụng của Tổng thống Ukraine - Viktor Yanukovych.

Thực ra, chiếc А-319-115XCJ - siêu máy bay thế hệ thứ 5, được đặt làm từ thời cựu Tổng thống Viktor Yushchenko. Tuy nhiên, quá trình chuyển giao quyền lực tại Ukraine đã làm chiếc máy bay này đổi chủ. Giờ đây, nó trở thành chuyên cơ cho tổng thống đương nhiệm Viktor Yanukovych.

Bên trong chuyên cơ mạ vàng của Tổng thống Ukraine
Bồn rửa mặt làm từ đá cẩm thạch hồng được mạ vàng toàn bộ trên chuyên cơ của tổng thống Ukraine.

Bên trong khoang máy có một phòng làm việc, một phòng họp, nhà bếp, phòng cho đại biểu, phòng nghỉ và nơi chứa hành lý. Toàn bộ phần nội thất đều có màu be. Bàn, ghế, tủ cũng được làm từ gỗ sơn bóng mờ để nhấn mạnh cảm giác sang trọng. Điểm xa xỉ nhất chính là toàn bộ đèn và nội thất trong phòng ngủ cũng như phòng tắm đều được mạ vàng. Ngay cả bồn rửa mặt cũng được làm từ đá cẩm thạch hồng mạ vàng.

Để hoàn thiện chiếc máy bay này, các chuyên gia đã phải mất tới 3 năm với chi phí gần 90 triệu USD lấy từ ngân sách quốc gia. Các phi công đủ điều kiện lái chuyên cơ này được đào tạo tại Pháp.

Ngày 6/10/2011, trong chuyến thăm Hy Lạp của Tổng thống Yanukovych, chiếc máy bay này gặp phải sự cố tại sân bay Borispol, Ukraine. Vì vậy, ông Yanukovych phải đổi sang sử dụng máy bay dự phòng Il-62. Sau đó, Tập đoàn hàng không Ukraine đã ký kết một hợp đồng bảo dưỡng kĩ thuật cho chiếc chuyên cơ này trị giá 392.135 euro.

Ngắm chuyên cơ mạ vàng siêu xa xỉ của Tổng thống Ukraine

Hà Thu (Theo Luxury Launches )

Bên trong chuyên cơ mạ vàng của Tổng thống Ukraine
Xem thêm Bên trong chuyên cơ mạ vàng của Tổng thống Ukraine
Bên trong chuyên cơ mạ vàng của Tổng thống Ukraine
  • Paris xôn xao vì hơn 20 kg vàng giả
  • Bí mật kho vàng của nước Đức
  • Bộ sưu tập tiền vàng quý giá bị mất cắp
  • Kim cương sắp tăng giá nhanh hơn vàng
  • Mercedes dát 5 kg vàng
Theo tintuc.xalo.vn

Friday, February 24, 2012

De GAP co the song lau

van hoa | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 | google chrome 14 |

TT - Có quá nhiều tổ chức, đơn vị tham gia cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Mỗi đơn vị này tự cấp giấy chứng nhận, tự ấn định mức phí thẩm định, chứng nhận cao ngất ngưởng ...

>> Kỳ 1: Hàng cao cấp bán giá... bèo

Để GAP có thể sống lâu
Đóng gói vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim chuẩn bị đưa ra thị trường miền Bắc - Ảnh: ĐỨC TUYÊN

TS Võ Mai - phó chủ tịch Hội Làm vườn VN - cho rằng việc cần làm ngay bây giờ là Nhà nước phải xem xét, chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận VietGAP và GlobalGAP.

"Tôi cho rằng Nhà nước cần nhanh chóng tổ chức, xây dựng ngay chuỗi cung ứng nông sản GAP để tránh tình trạng nông dân làm ra sản phẩm GAP nhưng lại không có chỗ để bán, tắc đầu ra như hiện nay"

Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, February 23, 2012

Chong loi ich nhom khi tai co cau

may say toc | Phan mem diet virus | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 |

TT - Bộ Tài chính đã chính thức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trao đổi với Tuổi Trẻ , PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính, khẳng định bước đầu các DNNN cần giảm 5-10% chi phí quản lý.

Ông Hậu nói:

Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu
Ông Hoàng Trần Hậu - Ảnh: Tuấn Phùng

- Bộ Tài chính đến nay đã trình Chính phủ và Bộ Chính trị đề án tái cơ cấu DNNN. Việc soạn thảo đề án đã hoàn thành, giờ đã đến lúc bắt đầu thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tài chính gần đây liên tiếp làm việc với các tập đoàn lớn của Nhà nước để thúc đẩy việc triển khai.

Bước đầu bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty, phải cắt giảm 5-10% chi phí quản lý theo đúng nghị quyết 01/2012 của Chính phủ. Đây là việc cần thiết để các DNNN nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm giá thành...

"Một trong những nội dung đề án tái cơ cấu DNNN là đào tạo, lựa chọn được bộ máy điều hành, các tổng giám đốc doanh nghiệp giỏi. Sắp tới có thể thành viên HĐQT doanh nghiệp không nhất thiết là cán bộ nhà nước mà có thể thuê giáo sư đại học có trình độ quản lý giỏi làm thành viên độc lập"

PGS.TS Hoàng Trần Hậu

* Thưa ông, một số ý kiến cho rằng chi phí kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, đôi khi họ cần tăng chi phí?

- Trước tiên phải khẳng định các DNNN vẫn còn tiềm năng tiết kiệm chi phí. Trong chi phí kinh doanh có hai loại chính: chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý. Ở đây, yêu cầu bắt buộc là tiết giảm chi phí quản lý. Tiết giảm không có nghĩa cắt giảm mà những khoản chi không mang lại hiệu quả, hoặc hiệu quả không cao thì hạn chế hoặc không chi nữa. Việc tiết giảm 5-10% sẽ tập trung chủ yếu vào giảm các loại chi phí cho bộ máy ở các khâu gián tiếp như chi vật tư văn phòng, chi điện nước, viễn thông, chi tiếp khách, đi lại, kể cả chi phí ngầm...

* Vì sao là 5-10% chi phí quản lý, phải chăng khả năng tiết kiệm của DNNN chỉ còn từng ấy?

- Việc đầu tiên để nâng cao năng lực, tái cơ cấu là cần giảm chi phí. Và chi phí không ảnh hưởng đến sản phẩm là chi phí quản lý. Các cơ quan nhà nước mấy năm nay đã cắt giảm 10% chi thường xuyên, nên DNNN không có lý gì không làm được. Tôi cho rằng còn nhiều khoản chi ở các tập đoàn, tổng công ty, DNNN có thể giảm. Như tổ chức đoàn đi học tập, công tác nước ngoài có thể giảm hoặc thay bằng việc mời chuyên gia nước ngoài vào VN.

Việc tổ chức hội thảo ở phòng họp tập đoàn cũng có chi phí thấp hơn nhiều so với đưa nhau ra thành phố biển hay thuê khách sạn... Rồi chuyện xài xe công, xây dựng, bài trí phòng làm việc lãnh đạo xa xỉ cũng cần bớt đi...

* Việc tiết giảm chi phí là khuyến khích chứ không phải bắt buộc?

- Với chi phí quản lý, nghị quyết của Chính phủ yêu cầu tiết giảm 5-10%. Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Đây có thể nói là bắt buộc. Cuối năm, các DNNN phải chứng minh được mình đã giảm được chi phí này. Tôi nghĩ không có lý do gì không giảm được nếu quyết tâm làm.

* Sau bước đầu tiên này, theo ông, sắp tới có nên áp đặt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khu vực DNNN đang từ 6-12% lên mức cao hơn?

- Thật ra việc nâng chỉ số lợi nhuận không quá khó với lãnh đạo doanh nghiệp. Bằng những biện pháp kế toán, họ có thể "thiết kế" được. Nhưng về lâu dài, có thể đặt ra những định mức lợi nhuận, kèm theo là cơ chế giám sát chặt. Còn trước mắt chúng ta yêu cầu giảm chi phí. Có thể trước đây doanh nghiệp chi nhiều, phát triển chiều rộng, như chi đối ngoại, quảng cáo... thì nay cần tập trung vào chiều sâu, đổi mới công nghệ.

* Bộ Tài chính sẽ thành lập Tổng cục Quản lý DNNN? Quan điểm của ban soạn thảo đề án tái cơ cấu sẽ phải có cơ quan đầu mối quản lý các DNNN?

- Chủ trương là cần cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính. Có ba hướng: thứ nhất là lập bộ quản lý. Thứ hai là theo mô hình Singapore, lập một tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước. Mô hình thứ ba là có một bộ chịu trách nhiệm chính với một tổng cục làm đầu mối.

Việc theo mô hình nào hiện vẫn đang được nghiên cứu và sẽ được quyết trong thời gian tới.

* Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo tái cơ cấu DNNN có lường trước những phức tạp do đụng chạm đến quyền lợi của những nhóm lợi ích?

- Việc cơ cấu lại không dễ vì nó liên quan đến quyền lợi của một số người. Như sáp nhập một số công ty con thì sẽ có nhiều tổng giám đốc bỗng nhiên phải làm phó hoặc chuyển đi nơi khác.

Tái cơ cấu, giảm chi phí quản lý đem lại nhiều lợi ích chung nhưng không phải ai cũng hiểu, có người cố tình không hiểu vì liên quan quyền lợi của họ. Đã có trường hợp lãnh đạo công ty con mới sáp nhập thiếu sự phục tùng, chưa chịu nghe chỉ đạo của tập đoàn, hoặc chống chế.

Tôi nghĩ trong những trường hợp này, bên cạnh giải quyết tư tưởng cho cán bộ sẽ phải kiên quyết tái cơ cấu. Lãnh đạo các tập đoàn là đại diện chủ sở hữu cho toàn tập đoàn, không có lý gì công ty thuộc quyền lại không nghe chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu. Quan điểm chung là trong tái cơ cấu phải làm quyết liệt, chống các lợi ích nhóm ảnh hưởng đến lợi ích chung.

Không nên cho thành lập mới tập đoàn theo các quyết định hành chính. Còn trong quá trình phát triển, nếu nhu cầu tự nhiên thành lập tập đoàn xuất hiện thì cần thiết vẫn có thể cho phép. Trong lộ trình tái cấu trúc, việc tạm dừng có nghĩa không thành lập tập đoàn không có luận chứng kinh tế kỹ thuật. Nó không có nghĩa từ nay trở đi không thành lập tập đoàn.

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, February 22, 2012

Tieu thuong cho Quang Ngai duoc co cau lai no

cap hdmi | Phan mem diet virus | download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 | google chrome 13 |

Các ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay đối với các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ.


Tiểu thương chợ Quảng Ngãi được cơ cấu lại nợ

Ngày 21/02/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn yêu cầu một số Ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ các hộ tiểu thương khắc phục hậu quả cháy chợ trung tâm Quảng Ngãi.

Theo đó, để góp phần khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và kinh doanh của các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ trung tâm Quảng Ngãi, Thống đốc NHNN yêu cầu  Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, các Ngân hàng thương mại cổ phần: Công thương Việt Nam, Ngoại thương Việt Nam, Sài Gòn thương tín, Quân Đội, Việt Á, Quốc tế, Xuất nhập khẩu, Á Châu thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi vay đối với các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ trung tâm Quảng Ngãi.

Đồng thời, xem xét tạo điều kiện cho các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ trung tâm Quảng Ngãi được vay vốn theo quy định hiện hành để tiếp tục sản xuất kinh doanh./.

VOV
Theo tintuc.xalo.vn

Tuesday, February 21, 2012

Co phieu bat dong san tang tran hang loat

news | saigon times | mon ngon moi ngay | nau an ngon | nau an ngon | mon an ngon | VGA Driver |

Mức tăng 7,5 điểm sáng nay đưa Vn-Index lên ngưỡng cao nhất trong hơn 3 tháng qua, 418,41 điểm. Cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm chú ý với thanh khoản vượt trội trong khi nhóm bất động sản tăng trần hàng loạt.

Cổ phiếu ngân hàng EIB, MBB, STB chuyển nhượng khá trên sàn TP HCM sáng nay. 3 mã này được gom mạnh ngay đầu ngày nên giao dịch đợt 2 mới một nửa thời gian nhưng đều đã sang tay trên 1 triệu cổ phiếu và không khí mua bán tiếp tục sôi động tới cuối phiên. Thanh khoản của MBB nâng lên 3,63 triệu và là mức cao nhất tại HOSE sáng nay. EIB, SSI đạt lượng chuyển nhượng xấp xỉ nhau (trên 2 triệu cổ phiếu).

Cuộc chiến tại Sacombank chưa có hồi kết và diễn biến giá cổ phiếu của STB, EIB hôm nay hoàn toàn trái ngược. EIB tăng 0,4 điểm trong khi STB chốt tại giá tham chiếu.

Tại sàn Hà Nội, HBB trở thành tâm điểm khi lực mua lớn xuất hiện từ đầu phiên, đẩy thanh khoản mã này tăng vọt, lên trên 12 triệu. Nếu bên bán chịu hạ xuống các mức thấp hơn như yêu cầu của người mua, giao dịch của mã này sẽ không dừng lại ở triệu cổ phiếu. Chỉ tính riêng dư mua giá sàn của HBB cũng đã có trên 1,5 triệu.

13 cổ phiếu thanh khoản cao nhất HNX sáng nay, ngoài HBB còn có cổ phiếu ngân hàng SHB (chuyển nhượng 2,93 triệu), 4 cổ phiếu chứng khoán BVS, KLS, VND, WSS.

Cổ phiếu bất động sản tăng trần hàng loạt
Vn-Index tăng mạnh lên trên 418,41 điểm. Ảnh: B.H.

Nhóm cổ phiếu bất động sản tuy không ghi nhận lượng giao dịch vượt trội nhưng tăng điểm hàng loạt. Lực mua giá cao đẩy HAG, KBC, ITA, ITC, NTL, PTL, VPH, VRC lên kịch trần. Tuy nhiên, do cầu át cung nên nhóm này chưa tạo sự đột phá về thanh khoản. Tới cuối ngày, LHG, PPI, VNI cũng lội ngược dòng, chạm tới mức cao nhất của phiên, chứ không còn giảm sàn.

Vn-Index mở cửa trong sắc đỏ nhưng nhanh chóng đảo chiều ở đợt khớp lệnh liên tục và giữ vững thế tăng cho tới cuối ngày, trước lực mua lớn ở một loạt chứng khoán. Nhóm VN30 chỉ có 2 cổ phiếu mất điểm (PNJ, PVD), 24 mã tăng và 9 cổ phiếu tăng kịch trần.

Chỉ số sàn TP HCM tăng tới 7,5 điểm, chốt ở 418,41 điểm - cao nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái đến nay. VN30 tiến mạnh hơn, đến 8,7 điểm, kết thúc tại 470,97 điểm.

Giao dịch toàn sàn TP HCM đạt 54,89 triệu chứng khoán, trị giá 739,57 tỷ đồng. Thanh khoản tại HNX ở mức 557,62 tỷ đồng, ứng với 70,42 triệu chứng khoán. HNX-Index khép lại với mức tăng chung cuộc 1,81 điểm, tăng 65,7 điểm.

UPCoM-Index buổi sáng đạt 34,7 điểm, tăng 0,31 điểm, ghi nhận 5,38 triệu cổ phiếu trao tay, tương ứng 265,46 tỷ đồng.

Bạch Hường

Theo tintuc.xalo.vn

Maritime Bank chinh thuc tang von dieu le len 8.000 ty dong

may khu mui | thue nguoi be trap | | be trap | download auslogic disk defrag | auslogic boostspeed 5 | auslogic disk defrag |

(ĐTCK) Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) lên 8.000 tỷ đồng.

Trước đó, Maritime Bank cho biết, Ngân hàng đã được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa năm 2012 là 17%, được xác định trên cơ sở tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này. Đây là mức tín dụng cao nhất theo chính sách phân loại của Ngân hàng Nhà nước, áp cho nhóm 1.

Quang Sơn
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN
Tên của bạn
Email của bạn
Nhập mã


Theo www.baomoi.com

Monday, February 13, 2012

Co gi moi

Cong ty SEO | game | cong ty seo |

Sáng qua 19.5, đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty liên doanh Daedong (Hàn Quốc) - Res 10 (Công ty CP địa ốc 10, TP.HCM). Liên doanh đang thực hiện dự án khu dân cư hiện đại Phước Long A-Bắc Rạch Chiếc rộng hơn 30 ha tại Q.9 với vốn đầu tư gần 44 triệu USD. (N.Thông)

Ngày 19.5, NHTMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) triển khai phát hành thẻ tín dụng quốc tế HDBank MasterCard với nhiều ưu đãi như miễn phí phát hành, miễn phí thường niên khi mở thẻ trong vòng 3 tháng, tích lũy điểm, miễn lãi trong vòng 45 ngày... (T.X)

Công ty CP đầu tư xây dựng Hồng Phát (HPR) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2011 với lợi nhuận sau thuế hơn 25 tỉ đồng, tổng doanh thu 127 tỉ đồng, tỷ lệ cổ tức chi trả từ 20 - 25%/năm... (T.X)

Theo www.baomoi.com

Sunday, February 12, 2012

To hop hoa dau Long Son keo dai them 4 nam nua

tu mang | sieu xe | qua giang sinh |

(TBKTSG Online) – Tập đoàn SCG (Thái Lan), Tập đoàn QPI (Qatar), Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã ký kết hợp đồng liên doanh cam kết cùng triển khai dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn với giá trị dự án 4,5 tỉ đô la.

Văn Nam

SCG, QPI, PVN và Vinachem cùng ký kết hợp đồng liên doanh triển khai dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn ngày 9-2 tại Bangkok, Thái Lan - Ảnh: SCG

>>> SCG đầu tư khu hóa dầu Long Sơn

>>> Khởi công ôổ hợp hóa dầu 4 tỉ đô

>>> Hóa dầu Long Sơn có sản phẩm cuối năm 2014

Dựa trên hợp đồng liên doanh và các thỏa thuận về tài chính được ký kết ngày 9-2 vừa qua tại Bangkok (Thái Lan), các bên cam kết dự kiến sẽ đưa tổ hợp hóa dầu Long Sơn vào hoạt động trong vòng 4 năm tới.

Cũng theo hợp đồng liên doanh vừa ký, SCG sẽ nắm giữ 28% cổ phần của dự án, phần còn lại thuộc về QPI, PetroVietnam và Vinachem.

Theo thông báo hôm qua (11-2) từ Tập đoàn SCG, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch tập đoàn SCG cho biết, dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn có khả năng sản xuất 1,4 triệu tấn olefin với công nghệ nghiền linh hoạt từ các nguyên liệu như ê-than, prô-ban, napta.

Dự án cũng bao gồm các công trình phụ trợ khác như cảng, cầu tầu, các kho chứa hàng, nhà máy điện...
Ngoài ra, với công nghệ nghiền tích hợp, nhà máy còn có thể sản xuất thêm các sản phẩm đa dạng như polyethylene (PE), polypropylene (PP) và vinyl chloride monomer (VCM). Các sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Theo ông Kan, cũng tại buổi ký kết hợp đồng liên doanh này, Công ty Qatar International Petroleum Marketing (nhà phân phối độc quyền các sản phẩm khí hóa lỏng của Qatar) đã ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn các nguyên liệu là prô-ban và napta cho nhà máy nghiền, Công ty PV Gas trực PVN cũng ký biên bản ghi nhớ cung cấp nguyên liệu êtan cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn.

Dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn đặt tại khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu.


Theo www.baomoi.com

Saturday, February 11, 2012

Dau tu 120,5 trieu USD cho truyen tai dien

nau an ngon | am thuc ha noi | mon an ngon |

(baodautu.vn) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và ông Stephen P. Groff, Phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký Hiệp định vay vốn cho "Khoản vay 1 - Chương trình đầu tư lưới điện truyền tải".

Khoản vay đầu tiên được thông qua có trị giá 120,5 triệu USD. Chương trình đầu tư lưới điện truyền tải được ADB tài trợ 730 triệu USD,giải ngân theo 4 đợt. Chương trình dự kiến giúp tăng mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người từ 985 kWh năm 2010 lên 3.800 kWh trong năm 2025. Đại diện ADB cho rằng, với nhu cầu điện dự kiến tăng 14%/năm trong 4 năm tới, việc đảm bảo nguồn cung năng lượng làthách thức lớn với Việt Nam.


Theo www.baomoi.com

Friday, February 10, 2012

Ket qua kiem tra luong EVN Luong cua cong ty me cao gap 2 lan muc chung cua Tap doan

mâm ngũ quả ngày tết |

kich song

| kich song dien thoai |

Chiều ngày 10/2 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm tra thực hiện pháp luật lao động về tiền lương, thu nhập tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thời gian tiến hành kiểm tra từ ngày 8/12/2011 đến 13/1/2012.

Tổng quỹ tiền lương nêu trên chiếm khoảng 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện

Theo kết quả kiểm tra, tiền lương bình quân chung của người lao động sản xuất, kinh doanh điện toàn Tập đoàn năm 2008 đạt 5,794 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt 7,064 triệu đồng/người/tháng, năm 2010 đạt 7,45 triệu đồng/người/tháng.

Tổng quỹ tiền lương nêu trên chiếm khoảng 5,5% tổng giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2008 bình quân là 135.000 đồng/người/tháng; năm 2009 là 244.000 đồng/người/tháng; năm 2010 bị lỗ không trích quỹ khen thưởng, phúc lợi, người lao động chỉ được hưởng quỹ khen thưởng từ các năm trước chuyển sang với mức bình quân là 178.000 đồng/người/tháng.

Tổng thu nhập của người lao động sản xuất, kinh doanh điện (gồm tiền lương theo giá, tiền lương ngoài đơn giá, tiền thưởng) toàn Tập đoàn năm 2008 đạt 5,929 triệu đồng/người/tháng, năm 2009 đạt 7,308 triệu đồng/người/tháng, và năm 2010 đạt 7,628 triệu đồng/người/tháng.

Lương của công ty mẹ cao gấp 2 lần mặt bằng chung của Tập đoàn

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, việc áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm ở một số đơn vị, nhất là ở các nhà máy điện không đồng nhất. Có đối tượng đã xếp lương nhóm III của thang lương theo đúng chức danh ngành nghề nhưng vẫn áp dụng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Ngược lại, có đối tượng xếp lương theo bảng lương có điều kiện lao động bình thường thực tế có thời gian làm việc trong điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm nhưng không được áp dụng phụ cấp theo đúng quy định.

Về xác định tiền lương đối với các khối, bình quân của khối sản xuất và truyền tải cao hơn gần 2 lần so với khối phân phối ; giữa các đơn vị trong công ty mẹ, cơ quan Tập đoàn cao hơn 2 lần so với tiền lương bình quân công ty mẹ.

Về quy chế trả lương, riêng đối với cơ quan Tập đoàn việc trả lương lại có sự chênh lệch lớn, cao gấp 2 lần so với mặt bằng thu nhập bình quân của Công ty mẹ - Tập đoàn.

Lý do có sự chênh lệch này là do đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao (89% có trình độ đại học và sau đại học), đa số được tuyển chọn từ những vị trí quản lý, chuyên gia giỏi có nhiều kinh nghiệm của các đơn vị trực thuộc, có hệ số lương thực tế cao hơn 1,61 lần so với hệ số lương bình quân chung.

Tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung trong Tập đoàn thì việc phân phối tiền lương này cũng có sự chênh lệch lớn so với hệ số lương bình quân chung và Tập đoàn cũng chưa làm rõ được cơ sở của việc phân phối và công khai trong Tập đoàn, làm cho dư luận xã hội bức xúc, nhất là trong điều kiện năm 2010 Tập đoàn bị lỗ.

Cũng theo đánh giá của đoàn kiểm tra, tiền lương của viên chức quản lý được xác định trên cơ sở hệ số lương, chưa xét đến mặt bằng tương quan tiền lương của doanh nghiệp trên thị trường.

Quỹ lương hàng năm tối đa cũng chỉ hưởng bằng quỹ lương kế hoạch được duyệt (năm 2010, bình quân công ty mẹ là 37 triệu đồng/người/tháng, ở các công ty con bình quân 21 triệu đồng/người/tháng), trong khi tiền lương của người lao động được điều chỉnh theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh và theo quy chế phân phối riêng nên đã có hiện tượng bổ sung một phần tư quỹ lương theo đơn giá tiền lương của người lao động.

Toàn Tập đoàn có 5 người làm công việc về lương

Đoàn kiểm tra cũng đánh giá, công tác quản lý lao động, tiền lương chưa được đổi mới, còn mang nặng tính hành chính, tổ chức sắp xếp lao động, chưa khoa học.

Đội ngũ viên chức làm công tác lao động tiền lương còn thiếu về số lượng. Tại cơ quan Tập đoàn có 5 người, tại các đơn vị trực thuộc chỉ bố trí 1 - 2 người chuyên trách, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, nhất là trong điều kiện thực hiện mở rộng giao quyền tự chủ cho các Tập đoàn tự xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương.

Khánh Linh

Theo TTVN


Theo www.baomoi.com

Wednesday, February 8, 2012

Tap doan da quoc gia dang thao chay khoi nhom nuoc chi phi lao dong thap

download office 2003 | download microsoft office 2007 | download office 2010 |

Ông Hal Sirkin, chuyên gia kinh tế tại tổ chức tư vấn Boston Consulting Group (BCG), cho biết: "Khi khách hàng cân nhắc mở nhà máy tại Trung Quốc, tôi đã khuyên họ nên cân nhắc đến một số địa điểm khác. Tôi hỏi họ liệu họ đã nghĩ đến Việt Nam chưa, hoặc nếu họ sản xuất hàng để phục vụ cho người Mỹ, tại sao không làm ngay tại Mỹ?

Khi các công ty Mỹ muốn xây dựng nhà máy để cung cấp hàng hóa cho nước Mỹ, chuyên gia Sirkin đang gợi ý họ nghĩ đến việc sản xuất tại Mỹ, không phải bởi lý do yêu nước mà bởi yếu tố kinh tế của toàn cầu hóa đang thay đổi nhanh chóng.

Việc chuyển công việc sản xuất ra nước ngoài để tận dụng lương nhân công giá rẻ, đặc biệt tại các nước nghèo cho đến nay chưa phải yếu tố duy nhất quyết định việc các tập đoàn đa quốc gia vươn ra khỏi biên giới nước họ, thế nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng.

Theo nghiên cứu của BCG, lương lao động tại Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, tăng khoảng 69%. Vì thế lợi ích thu được từ việc chuyển sản xuất ra nước ngoài ngày càng ít đi, trong nhiều trường hợp đã trở nên không còn hợp lý nữa.

Ông Sirkin dự báo: "Đến khoảng năm 2015, các công ty sản xuất cũng sẽ chẳng thấy sự khác biệt nào giữa việc sản xuất tại Mỹ hay tại Trung Quốc để phục vụ cho tiêu dùng tại Mỹ."

Tính toán từ BCG cho thấy lương tại Trung Quốc tăng trưởng khoảng 17%/năm thế nhưng tăng trưởng lương tại Mỹ khá thấp, tăng trưởng năng suất lao động tại 2 nước vẫn duy trì ở mức hiện tại. Nghiên cứu cũng tính đến việc đồng nhân dân tệ lên giá nhẹ so với đồng USD.

Năm 2015 không còn xa nữa. Các công ty sản xuất cần thời gian xây dựng và tính toán cho phí cho nhiều năm. Vì thế các công ty lập kế hoạch kinh doanh hiện nay đang tìm kiếm các địa điểm gần nước Mỹ hơn.

Có thể kể đến một số công ty đã mang nhà máy và việc làm trở lại Mỹ. Caterpillar, công ty sản xuất máy xây dựng, đang chuyển sản xuất từ nước ngoài về bang Texas.

Công ty sản xuất đồ nội thất Sauder chuyển sản xuất về Mỹ từ nước có mức lương thấp. NCR di dời nhà máy sản xuất máy đếm tiền về bang Georgia.

BCG dự báo về thời kỳ sản xuất tại Mỹ hồi sinh. Thế nhưng có lý do để hoài nghi về điều này. Việc sản xuất hồi phục trong thời gian qua chủ yếu do sự khôi phục trong thời kỳ kinh tế đi xuống. Hơn thế nữa, chương trình trợ cấp đối với một số nhà máy mới tại Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Chuyên gia Gary Pisano của trường kinh doanh Harvard Business School cho rằng thay cho việc ồ ạt trở về Mỹ mở nhà máy, lương lao động tại Trung Quốc cao có thể khiến một số nhà máy từng có ý định thu hẹp sản xuất tại Mỹ sẽ thay đổi quan điểm, họ tiếp tục duy trì nhà máy tại Mỹ.

Thông báo đầu tư 2 tỷ USD tuyển dụng thêm 4.000 lao động của General Motors mới đây ủng hộ cho quan điểm của ông Pisano. GM chắc chắn không phải đang tạo ra việc làm mới mà thực chất duy trì việc làm mà lẽ ra GM đã chuyển ra nước ngoài.

Ông Pisano khẳng định ngay cả nếu lương lao động tại Trung Quốc tăng quá cao, nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ cảm thấy khó khăn nếu muốn mang việc làm trở lại Mỹ.

Nguyên nhân bởi trong nhiều lĩnh vực ví như điện tử tiêu dùng, nước Mỹ không còn đảm bảo được nguồn cung linh kiện hay hạ tầng. Ông chỉ ra khi chuyển sản xuất sang các nước nghèo, một số công ty đã không nhận ra rằng có một số quyết định đã đưa ra sau này không thể thay đổi được.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy mới của họ tại các thị trường mới nổi, không phải để xuất khẩu hàng về chính quốc mà để phục vụ cho nhóm khách hàng tại các thị trường đầy tiềm năng này.

Và nhóm công ty đến từ các nước giàu khác sẽ hưởng lợi từ việc thuê lao động giá rẻ lâu hơn so với Mỹ trừ khi đồng euro hạ thật sâu so với đồng nhân dân tệ.

Cơ hội đến từ việc chuyển sản xuất ra nước ngoài đang giảm dần trong lĩnh vực sản xuất cơ bản và tại Trung Quốc, nhóm lĩnh vực khác không chịu tác động nhiều như vậy.

Chuyên gia Pankaj Ghemawat, tác giả cuốn "Thế giới 3.0" chỉ ra bất chấp việc mức lương tại Ấn Độ tăng cao, ngành phần mềm và dịch vụ văn phòng của nước này sẽ vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh trong tương lai gần, không phải chỉ bởi tăng trưởng năng suất lao động cao.

Tuy nhiên, ngày một nhiều tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt từ nhóm nước giàu, đang thấy lợi ích lớn từ việc duy trì hoạt động gần chính quốc. Đối với nhiều sản phẩm, chi phí lao động chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng chi phí. Quá trình sản xuất dài, phức tạp tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn tính toán của các công ty. Khi giá dầu cao, chi phí sản xuất trở nên tốn kém hơn nhiều.

Khi dịch bệnh hay thiên tại xảy ra tại một số châu Á như dịch SARS năm 2003 hay động đất, sóng thần Nhật, chuỗi cung ứng sản phẩm bị gián đoạn.

Các công ty cũng đang cố gắng giảm chi phí lưu kho. Nếu nhập hàng từ Trung Quốc vào Mỹ, công ty đó có thể phải lưu hàng ở kho đến 100 ngày. Gánh nặng này sẽ giảm đi nhiều nếu sản xuất sản phẩm gần chính quốc.

Các công ty đang nghĩ nhiều hơn về chuỗi cung ứng sản phẩm. Các ông chủ bao lâu nay tin rằng họ không nên sản xuất sản phẩm tại một nước có mức lương thấp nhất. Thay vào đó, nên sản xuất tại nhiều nước, trong đó có Mỹ.

Ngọc Diệp

Theo Diễn đàn doanh nghiệp/Economist

Theo www.baomoi.com

Tuesday, February 7, 2012

Lai suat cao Khong nen mo rong dau tu

download yahoo 11 | proshow gold | google chrome 12 |

TT - Trở lại làm ăn sau kỳ nghỉ tết, doanh nghiệp đã phải đối mặt ngay với vấn đề nan giải là lãi suất cao. Các doanh nghiệp sẽ tính bài toán kinh doanh đầu tư như thế nào trong bối cảnh hiện nay. Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của các chuyên gia và doanh nghiệp.

Lãi suất cao: Không nên mở rộng đầu tư
Lãi suất cao làm khó các doanh nghiệp dù cơ hội làm ăn không thiếu. Trong ảnh: xưởng sản xuất vỏ và ruột xe thuộc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina) - Ảnh: H.T.V.

* TS Lê Xuân Nghĩa (phó chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia): Mấu chốt là giải quyết thanh khoản

Chính phủ, Ngân hàng (NH) Nhà nước và các doanh nghiệp đều mong muốn lãi suất (LS) sẽ giảm. Trên thực tế lạm phát tính theo tháng đã giảm mạnh từ tháng 7, đặc biệt tháng tết năm nay chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên còn ba vấn đề làm LS chưa thể giảm được. Thứ nhất là ký ức về lạm phát khiến người dân kỳ vọng LS tiền gửi cao vì họ so sánh với các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ. Thứ hai là thanh khoản của các NH đang gặp khó khăn. Thứ ba là LS cao khiến rủi ro tăng, đặc biệt với cho vay chứng khoán, bất động sản, hàng hoá... nên NH rất thận trọng trong việc cho vay.

Do đó, trước mắt LS có giảm hay không phụ thuộc việc NH Nhà nước sẽ giải quyết thanh khoản cho các NH như thế nào. Theo tôi, nếu nhanh thì sau sáu tháng đầu năm LS sẽ giảm dần, còn nếu chậm có thể lâu hơn nữa. Một khi thanh khoản NH ổn định, lòng tin được phục hồi thì kỳ vọng LS cao không còn nữa, nhiều người dân và DN có tiền sẽ gửi vào NH. Trong thời điểm này tôi cho rằng DN nên gói gọn kinh doanh trong nguồn vốn của mình, không nên mở rộng đầu tư.

* Ông Lê Văn Trí (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam - Casumina): Tập trung cho quản trị

Chúng tôi buộc phải vay trên 1.300 tỉ đồng để đầu tư dự án sản xuất lốp radial toàn thép. Đây là dự án bắt buộc phải làm trong năm 2012, vì nếu không làm cơ hội sẽ đi qua khi các thị trường nhập khẩu chính sản phẩm này hiện khó lòng đặt mua hàng tiếp ở Trung Quốc do quốc gia này đang bị áp thuế khá cao.

Nói như vậy để thấy DN đang có cơ hội rất lớn để đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của thị trường. Nhưng rủi ro và áp lực cũng đang đè nặng lên vai DN khi mặt bằng lãi suất vẫn chưa thể giảm như kỳ vọng. Chúng tôi không thể ngưng lại khoản đầu tư này và chấp nhận đối mặt với muôn vàn khó khăn phía trước.

Việc đưa chi phí lãi vay ăn vào giá thành sản phẩm như thời gian trước khó có thể thực hiện, khi giá bán cạnh tranh đã trở thành mấu chốt cho quá trình đàm phán hợp đồng. Quay vòng vốn thật nhanh, tránh để nợ đọng kéo dài, vay ngoại tệ và chấp nhận rủi ro về mặt tỉ giá cho các hợp đồng mua thiết bị là những giải pháp chúng tôi đang quyết liệt thực hiện.

* Bà Đặng Quỳnh Đoan (giám đốc Công ty thời trang Việt Thy): Không đầu tư thêm

Thay vì mở rộng thêm hệ thống phân phối như dự tính ban đầu, tôi quyết định làm gọn lại hệ thống đang có, mạnh dạn đóng cửa những cửa hàng nào kinh doanh kém hiệu quả để tránh bị ngâm vốn nhằm đối phó với tình trạng LS cho vay vẫn quá cao.

Đây là một quyết định khá khó khăn, nhất là đối với DN kinh doanh hàng tiêu dùng, vốn rất cần mở rộng hệ thống bán lẻ của mình để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng hiệu quả nhất. Nhưng sẽ rất khó cho DN tiếp tục chọn phương án đầu tư trong năm nay, khi tín hiệu hạ LS từ phía ngân hàng vẫn chưa có chuyển biến tích cực. Tôi nghĩ đây là xu thế chung của DN cho kế hoạch sản xuất trong năm nay khi mà hiệu quả kinh doanh của DN không còn nằm trong dự liệu của DN, mà tuỳ thuộc rất lớn vào chính sách điều hành tiền tệ của Nhà nước.

* Giám đốc một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bình Dương: Tìm vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài

Hiện chúng tôi vẫn còn hợp đồng tín dụng cũ với ngân hàng từ năm 2011. Mặc dù chưa phải đi vay khoản mới nhưng có nhiều tín hiệu cho thấy năm nay việc vay vốn sẽ rất khó khăn. Sắp tới khi hết hợp đồng tín dụng cũ, phải vay mới mà không vay được, hoặc ngân hàng cho vay nhỏ giọt thì nhiều khả năng chúng tôi phải chấp nhận rủi ro bằng cách đi vay USD từ các tổ chức tín dụng nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn này và được hưởng mức LS "mềm hơn". Điều khiến doanh nghiệp lo ngại là rủi ro biến động tỉ giá. Tuy nhiên, đã vay thì phải tính toán trước các vấn đề nảy sinh để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp.

* Bà Hana Hương Đặng (trưởng đại diện Quỹ BankInvest tại VN): Chờ đợi tín hiệu tốt

Năm 2012 vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan cho các quỹ đầu tư khi những yếu tố của nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định: LS NH, tỉ lệ lạm phát còn cao; thị trường chứng khoán khó có khả năng thu hút vốn, bất động sản ngưng trệ... Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy vẫn có khả năng đầu tư rất tốt vào các lĩnh vực chế biến thực phẩm - hàng tiêu dùng, bán lẻ, bệnh viện, trường học... nhưng do nguồn tiền không còn nhiều như trước nên sẽ chỉ tập trung cho các công ty thật sự có tiềm năng, hoạt động kinh doanh tốt. Đây chính là cơ hội của các quỹ trong tình hình kinh tế đặc biệt như năm nay, chúng tôi cũng đang có kế hoạch tiếp cận với những đối tác như thế thời gian tới.

Tuy nhiên chúng tôi sẽ nghe ngóng, quan sát nhiều hơn triển khai đầu tư vì thật sự nguồn tiền đầu tư của quỹ trong nước không còn nhiều. Tuy nguồn tiền từ các quỹ bên ngoài đang có, họ sẵn sàng đầu tư 30-50 triệu USD/công ty nhưng cái khó có thể tìm được những công ty này ở VN để họ đầu tư.

* Ông Huỳnh Anh Tuấn (tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC): Vẫn huy động được từ thị trường chứng khoán

Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xoay xở vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải phụ thuộc nội tại của từng doanh nghiệp. Không phải thị trường chứng khoán sụt giảm là doanh nghiệp sẽ không huy động được vốn từ kênh này.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng giải quyết được vấn đề vốn qua thị trường chứng khoán. Để huy động được vốn từ các nhà đầu tư, cần đòi hỏi tiềm năng của doanh nghiệp và mục đích việc huy động vốn. Nếu doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, việc huy động vốn cho những dự án mới mà khả năng sinh lợi được chứng minh rõ ràng, khoản đầu tư an toàn thì hoàn toàn vẫn có thể thu hút nhà đầu tư chứng khoán. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp nào vẫn có ý định và thực hiện việc mở rộng kinh doanh là tín hiệu đáng mừng. Tất nhiên phải dựa trên nền tảng hoạt động kinh doanh đang tốt.

* Ông Don Lam (tổng giám đốc Tập đoàn Vinacapital): Sáu tháng đầu năm là cơ hội lớn

Chúng tôi vẫn lạc quan về tình hình vĩ mô trong năm 2012, trong đó dự kiến tăng trưởng GDP sẽ được giữ ở mức 6% và sẽ không thúc đẩy lạm phát. Rủi ro ngoại hối sẽ đặc biệt thấp vì dòng vốn chảy vào VN giữ cán cân thanh toán thặng dư trong năm thứ hai liên tiếp. Cam kết FDI sẽ gia tăng tuy tốc độ có thể chậm hơn và mức giải ngân thực tế năm nay có thể vẫn giữ ở mức 11 tỉ USD như trong năm 2011.

Khi lạm phát có chiều hướng giảm xuống vào cuối năm nay, LS tiền gửi lẫn cho vay đều sẽ giảm theo, tính thanh khoản của thị trường sẽ cao hơn, thị trường VN sẽ được cải thiện. Do đó sáu tháng đầu năm là khoảng thời gian rất tốt để giải ngân. Vinacapital sẽ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực rất hứa hẹn của thị trường như ngành sản xuất hàng tiêu dùng và bán lẻ, do đặc điểm dân số đông và thu nhập bình quân đang tăng nhanh của người Việt. Ngành ngân hàng, bất động sản, nông nghiệp và y tế...cũng là những lĩnh vực có tiềm năng rất lớn.

Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, February 2, 2012

My to Trung Quoc tro gia xuat khau phu tung oto

may tinh bang | man hinh lcd | loa |

Theo AFP, một liên minh công đoàn và công nghiệp xe hơi Mỹ hôm thứ Ba cáo buộc Trung Quốc đã trợ giá một cách trái phép cho lĩnh vực sản xuất phụ tùng xe hơi ở nước này, đe doạ phá hoại hơn 1 triệu việc làm ở Mỹ.

Mỹ tố Trung Quốc trợ giá xuất khẩu phụ tùng ôtô
Một dây chuyền sản xuất phụ tùng ôtô của Trung Quốc. (Nguồn: AFP)

Liên minh Các nhà sản xuất Mỹ (AAM) và một số chính khách cao cấp đã mở một chiến dịch cáo buộc việc trợ giá của Trung Quốc đã đảo ngược nỗ lực phục hồi của ngành công nghiệp ôtô Mỹ và yêu cầu có hành động thương mại chống lại Bắc Kinh.

AAM - sự hợp nhất của ngành công nghiệp thép ở Mỹ và công đoàn các công nhân thép tại Mỹ - nói rằng các vi phạm thương mại của Trung Quốc đã làm mất 400.000 việc làm tại các hệ thống cung cấp phụ tùng ôtô ở Mỹ và đe doạ hơn 1,6 triệu việc làm khác.

"Cần phải có một hành động mang tính liên bang để chống lại những lạm dụng này, trước khi chúng hoàn toàn làm phá hoại nỗ lực tái phục hồi việc làm đang diễn ra trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ" - giám đốc điều hành AAM Scott Paul nói.

Ông cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy những chứng cứ "rất thuyết phục" về việc Trung Quốc đang phá vỡ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)chống lại hoạt động xuất khẩu có sự trợ giúp từ chính phủ.

"Với các nhà sản xuất Mỹ, tại một số trường hợp, chi phí đầu vào của họ còn cao hơn nhiều giá sản phẩm do một số công ty Trung Quốc bán" - ông cho biết.

Chiến dịch đã được tiến hành tại Quốc hội Mỹ khoảng 1 tuần sau khi Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ tăng sức ép lên Trung Quốc và các nước khác đã trợ giá hoạt động xuất khẩu, đồng thời sẽ triển khai một cơ quan điều tra về các trường hợp này.

AAM đã công bố 3 báo cáo trong đó vẽ ra cảnh Trung Quốc đang ngầm tấn công lĩnh vực phụ tung ôtô của Mỹ, thôgn qua việc hỗ trợ các nhà sản xuất nội địa, theo cách thức vi phạm các quy định thương mại không gian lận của WTO .

Họ nói rằng hoạt động xuất khẩu phụ tùng Trung Quốc đã tăng hơn 900% trong một thập kỷ kéo dài tới năm 2010, nhờ được hỗ trợ khoản tiền lớn tới 27,5 tỷ USD, phần lớn là trái phép. Họ cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ cung cấp thêm 11 tỷ USD hỗ trợ tương tự như vậy trong vòng thập kỷ tiếp theo.

Theo họ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc còn được lợi từ chính sách kiềm chế, khiến cho tỷ giá trao đổi của đồng NTD thấp so với đồng đôla Mỹ . Các nỗ lực này đang gây hại tới thị trường Mỹ, họ nói.

Các nghiên cứu này nói rằng kết quả của những việc trên là trong khi ngành công nghiệp ôtô Mỹ phục hồi rất mạnh nhờ được chính phủ giải cứu trong giai đoạn suy thoái 2008-2009, các nhà sản xuất phụ tùng vẫn tiếp tục yếu đi.

Usha Haley, chuyên gia của Viện Chính sách Kinh tế, người đóng góp cho các báo cáo kể trên, nói rằng có một phần lỗi do các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đã trở nên ưa chuộng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất hơn.

"Chiến lượng toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô Mỹ hiện là đặt hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và xuất khẩu về quê nhà. Hậu quả là hoạt động xuất khẩu phụ tùng ôtô từ Trung Quốc về Mỹ đã cao hơn 3 lần điểm đến thương mại cao thứ nhì là Nhật Bản" - ông nói.

Paul thì cho biết AAM sẽ không đâm đơn kiện chống lại Trung Quốc, nhưng kỳ vọng chính quyền Obama sẽ ra tay khi đọc các chứng cứ từ những báo cáo.

Tuyên bố của AAM đã mở ra một mặt trận mới cho căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, sau 2 năm các bên đã tăng cường những nỗ lực chống lại nhau, khiến giới phân tích tin rằng nó rất giống một cuộc chiến thương mại.

"Tôi nghĩ đây không chỉ còn là những lời đe doạ nữa. Nỗi sợ về một cuộc chiến tranh thương mại đã trở nên rất thực" - chuyên gia kinh tế Trung Quốc Yukon Huang ở tổ chức tư vấn Carnegie Endowment for International Peace nhận xét.

Theo Gia Bảo (Vietnam+)

Theo tintuc.xalo.vn