Monday, December 26, 2011

Dien tang gia va trach nhiem giai trinh

EVN và những con số gây "sốc" của Kiểm toán Nhà nước EVN cần minh bạch các khoản tài chính EVN đang bán điện giá rẻ cho cả đại gia Thu nhập 7,3 triệu đồng ở EVN - mơ ước của nhiều người! EVN công bố lỗ lớn – sẽ lại đề nghị tăng giá điện?

Bắt đầu từ hôm nay, giá bán điện lại được Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN tăng thêm một lần nữa trong 2011, bình quân tăng 5%, lên mức 1.304 đồng mỗi kWh.

Theo lý giải của EVN việc điều chỉnh giá bán điện lần này là cần thiết để giá điện đảm bảo phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện thực tế, bù đắp một phần chi phí phát sinh khách quan trong năm 2010 do hạn hán phải huy động các nhà máy chạy dầu giá cao và một số chi phí còn treo lại chưa được tính vào giá bán điện.

Đây là những giải thích quá quen thuộc của ngành điện trước mỗi lần đòi tăng giá, hay nói cách khác là giải trình việc tăng giá điện để cho có lệ. Những giải trình này khiến người tiêu dùng khó lòng mà đồng thuận khi mà những yếu kém trong quản lý đã bị EVN lờ đi.

Thời điểm EVN "kiên quyết" tăng giá đúng lúc Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm tra tình hình tài chính của Tập đoàn này năm 2010. Những con số tưởng là khô khan nhưng lại khá sốc khi bóc trần tất cả những bất cập, yếu kém trong quản lý cũng như kinh doanh của Tập đoàn này. Từ trước tới nay dư luận luôn quan tâm đặt câu hỏi EVN đầu tư ngoài ngành bao nhiêu, lỗ lãi ra sao và liệu có tính vào giá điện cho các khoản đầu tư ngoài ngành này hay không thì thường nhận được câu trả lời của ngành điện là: tỷ trọng đầu tư ngoài ngành không đáng kể, chỉ là vài phần trăm! Thế nhưng con số tuyệt đối mà Kiểm toán Nhà nước đưa ra lại khác hẳn.

Cụ thể, tính đến 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư vào các công ty con của Tập đoàn này. Lợi nhuận đầu tư của khoản tiền khổng lồ này rất thấp chỉ đạt trên 540 tỉ đồng với tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư chỉ hơn 1%. Riêng đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, viễn thông, chứng khoán và bất động sản là hơn 2.400 tỷ đồng.

Theo báo cáo, năm 2010 tập đoàn này lỗ 8.400 tỷ đồng và tăng giá là yếu tố quan trọng để bù đắp khoản lỗ này. Tuy nhiên, nếu như EVN không đầu tư tài chính dài hạn lên tới gần 50.000 tỷ đồng thì tập đoàn này chắc chắn đã không lỗ. Còn nói về hiệu quả đầu tư, đã có những giả định là nếu số tiền này được đầu tư cho các dự án thủy điện của EVN thì có lẽ nhiều dự án thủy điện sẽ hoàn thành đúng tiến độ vì đủ vốn, có thể sẽ tăng tỷ trọng nguồn điện từ thủy điện – nguồn điện rẻ hơn nhiều so với phát điện chạy từ nhiệt điện, hoặc mua từ các nguồn khác để khỏi… lỗ. Đó là chưa kể, do thiếu vốn đầu tư, các công trình chậm tiến độ còn kéo theo giá đầu tư tăng lên so với định mức vốn ban đầu, càng làm cho EVN vốn khó càng khó hơn khi ngập trong nợ nần.

Cũng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, EVN hoàn toàn có những giải pháp khác ngoài việc tăng giá điện, để giảm số lỗ. Điều đáng lưu ý nhất là tỷ lệ tổn thất điện năng ở Việt Nam khoảng 10,15% cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Với tổng mức bình quân tiêu thụ điện của cả nước là gần 100 tỷ kwh. Như vậy, nếu chỉ cần giảm tổn thất điện từ 1-2%, tương đương với tiết kiệm được 1- 2 tỷ kwh, tương ứng với khoảng 1.200 tỷ đến hơn 2.400 tỷ đồng. Đó là chưa kể hàng loạt tăng chi khác được kiểm toán chỉ ra mà EVN không đưa vào doanh thu: như tiền cho các công ty viễn thông thuê cột điện, tiền thanh lý các máy móc thiết bị... cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, EVN hoàn toàn có thể tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm số lỗ thông qua tiết giảm chi phí nhân công hợp lý. Tất cả những con số, những điều mà Kiểm toán chỉ ra không hề được EVN giải trình rõ ràng cho người tiêu dùng trước mỗi lần tăng giá điện. Câu hỏi được đặt ra là: phải chăng EVN cố tình lờ đi những yếu kém trong quản lý, khiến Tập đoàn này bị lỗ triền miên. Và mỗi khi lỗ thường chỉ đổ lỗi cho một nguyên nhân duy nhất là: giá bán điện quá thấp so với khu vực và trên thế giới?!

Từ thực tế này cho thấy, người tiêu dùng đã đúng khi không đồng tình, có thể là bất bình mỗi khi EVN tăng giá điện với những cách lý giải chưa thỏa đáng như trong thời gian qua. Biết rằng ngành điện đang cần một khoản tiền lớn để bù đắp chi phí, từ đó thu hút được nguồn lực tái đầu tư vào ngành khắc phục tình trạng thiếu điện triền miên như hiện nay. Nhưng người dân cũng đòi hỏi sự công khai minh bạch từ ngành điện, chứ không phải giải trình kiểu cho có như những lần tăng giá điện vừa qua./.


Theo www.baomoi.com

SeABank - Honda hop tac giam phi dich vu

KTĐT - SeABank cho biết vừa hợp tác với các showroom Honda ôtô Tây Hồ và Honda ôtô Hải Phòng triển khai các chương trình ưu đãi và chăm sóc khách hàng dành cho các nhu cầu vay vốn mua ô tô và sử dụng dịch vụ tại 2 showroom này.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) hợp tác với các showroom Honda ưu đãi khách hàng vay vốn mua ôtô và giảm phí dịch vụ.

SeABank cho biết vừa hợp tác với các showroom Honda ôtô Tây Hồ và Honda ôtô Hải Phòng triển khai các chương trình ưu đãi và chăm sóc khách hàng dành cho các nhu cầu vay vốn mua ô tô và sử dụng dịch vụ tại 2 showroom này.

Theo đó, các khách hàng cần vay vốn mua xe các loại xe sản xuất và phân phối bởi Honda Việt Nam như Honda Civic, Honda CRV, Honda Accord tại hai showroom trên sẽ được ưu đãi về hạn mức cho vay tối đa, thời hạn vay, thời gian giải quyết hồ sơ…

Bên cạnh đó, SeABank cũng phối hợp với showroom Honda ôtô Tây Hồ làm thẻ VIP cho các khách hàng đến mua xe hoặc có chi phí sửa chữa tối thiểu 10 triệu đồng/lần. Đây là thẻ liên kết giữa sản phẩm thẻ của ngân hàng cùng thẻ khách hàng thân thiết của Honda.

Các chủ thẻ được hưởng những ưu đãi do cả hai doanh nghiệp cung cấp, được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn; miễn phí phát hành thẻ, rút tiền bằng thẻ S24+/S24++/thẻ liên kết SeABank-Honda và phí thường niên năm thứ nhất; miễn phí đăng ký ngân hàng trực tuyến SeANet, SMS và Email Banking; giảm 50% phí chuyển tiền trực tuyến.

Và tại cả hai showroom trên, các chủ thẻ được ưu tiên xếp lịch hẹn khi đăng ký làm dịch vụ; được kiểm tra xe và tư vấn dịch vụ miễn phí; được giảm giá 10% phụ tùng, 10% công lao động và 30% phí cứu hộ…

Theo VnEconomy

Theo www.baomoi.com

Quyet liet binh on thi truong ngoai te va vang

Theo quy định của pháp luật quản lý ngoại hối hiện hành, người dân có quyền sở hữu và cất trữ ngoại tệ; gửi và rút ra bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ; được nhận tiền kiều hối bằng ngoại tệ; được bán ngoại tệ và mua ngoại tệ cho các nhu cầu hợp lý như đi công tác, du lịch, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài… với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Nghiêm cấm các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam, niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động mua, bán, thanh toán ngoại tệ tự do trái phép vẫn diễn ra rất sôi động, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM; thậm chí đã hình thành mạng lưới chuyên kinh doanh, mua bán, vận chuyển ngoại tệ quy mô lớn, liên thông ra nước ngoài làm dịch vụ chuyển tiền trái phép, tổ chức làm giá, tung tin thất thiệt tạo ra những cơn sốt giả làm náo loạn thị trường tự do để kiếm lời gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hoạt động thanh toán, niêm yết giá cả hàng hóa và dịch vụ bằng ngoại tệ trái phép cũng diễn ra ngày càng phổ biến.

Thị trường bất cập

Hiện cả nước có tới vài ngàn DN sản xuất, kinh doanh vàng. Bên cạnh các DN làm ăn nghiêm túc thì một số lợi dụng chức năng môi giới kinh doanh vàng trong giấy phép tổ chức các sàn giao dịch vàng "mi ni" làm chân rết cho các sàn vàng lớn; tổ chức các hoạt động huy động và cho vay nặng lãi bất chấp pháp luật để kinh doanh vàng; liên kết với nhau làm giá, đầu cơ trên thị trường; hoạt động mua bán ngoại tệ trái phép; tung tin thất thiệt về giá vàng và ngoại tệ để kiếm lời. Buôn lậu vàng qua biên giới diễn ra phổ biến, ước tính nhập khẩu vàng lậu trung bình từ 20-40 tấn/năm. Lợi dụng việc chưa có các quy định cụ thể giữa vàng nguyên liệu và vàng trang sức nên hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu trá hình dưới dạng vàng trang sức diễn ra khá phổ biến, có năm lên đến hàng chục tấn.

Quản lý chưa tốt

Thực trạng nêu trên là do trong thời gian qua tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam không vững chắc, lạm phát luôn ở mức cao, tiền đồng (VND) mất giá; tâm lý tiết kiệm, nắm giữ ngoại tệ và vàng gia tăng; giá vàng quốc tế tăng mạnh và biến động thất thường vượt quá khả năng dự báo. Công tác quản lý thị trường chưa tốt; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và thường xuyên; các chế tài xử lý còn bất cập hoặc không phù hợp với tình hình mới, tính răn đe không cao.

Chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vàng bị phân tán tạo ra nhiều kẽ hở. Trong khi đó, các quy định cụ thể để điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán vàng, xuất nhập khẩu vàng của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn rất thiếu. Chẳng hạn, Nghị định số 64/2003/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung của Nghị định 174/1999/NĐ-CP) quy định tổ chức, cá nhân muốn mua bán, kinh doanh vàng phải đáp ứng đủ điều kiện; song trên thực tế không có các quy định cụ thể nào đối với hoạt động này; hoạt động xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ không có các quy định để điều phối, kiểm soát; không có các quy định để phân biệt vàng trang sức, mỹ nghệ với các loại vàng khác.

Pháp luật quản lý sản xuất, kinh doanh vàng miếng còn nhiều bất cập. Theo ông Bình, vàng miếng SJC hầu như có đầy đủ các chức năng của một đồng tiền thứ hai trên lãnh thổ Việt Nam (thước đo giá trị, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tự do lưu thông, chuyển đổi, mua bán) thì phải là hàng hóa đặc biệt do ngân hàng trung ương quản lý từ khâu phát hành đến lưu thông. Hơn nữa, Việt Nam không phải là một nước sản xuất vàng, số vàng có được đều có nguồn gốc nhập khẩu và có tính chuyển đổi ra ngoại tệ rất cao. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại coi vàng miếng là hàng hóa thông thường, lưu hành như mọi hàng hóa khác.

Giải pháp bình ổn

Để xóa bỏ thị trường tự do về ngoại tệ, lập lại kỷ cương quản lý ngoại hối; tạo dựng môi trường pháp lý phù hợp, lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng nói chung và vàng miếng nói riêng theo hướng từng bước thu hẹp và tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, ông Bình cho rằng, tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Kết luận 02-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ sẽ giải quyết được những bất cập nêu trên.

Liên quan đến thị trường ngoại tệ và vàng, Kết luận 02-KL/TW chỉ rõ: "Cần nhanh chóng xây dựng các cơ chế, chính sách tăng cường quản lý thị trường ngoại tệ (đôla) và vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép; có lộ trình và biện pháp phù hợp trong từng thời kỳ, đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân có tài sản này, quan tâm đúng mức nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân tránh tạo ra các "cú sốc" về tâm lý gây bất ổn xã hội, khuyến khích và không gây trở ngại việc thu hút các nguồn ngoại tệ từ nước ngoài về nước, tổ chức lại thị trường kinh doanh vàng".

Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước Việt nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương: "Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, trong quý II/2011 trình Chính phủ ban hành "Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng" theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các qui định về thu đổi ngoại tệ, kinh doanh vàng; ban hành chế tài xử lý vi phạm, kể cả đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, tịch thu tài sản, quy định khen thưởng nếu phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng; xử lý nghiêm theo pháp luật đối với hành vi cố tình vi phạm".

Để thực hiện hiệu quả chủ trương trên của Đảng và Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng 7 nhóm giải pháp cụ thể. Bên cạnh các nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam (VND), tăng dần dự trữ ngoại hối, còn có các nhóm giải pháp quản lý và kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với công an, các lực lượng quản lý thị trường của Bộ Công Thương tích cực kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về thu đổi, mua bán ngoại tệ và kinh doanh vàng, qua đó thị trường ngoại tệ và vàng đã có chuyển biến tích cực.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành dự thảo xong Nghị định Sửa đổi và bổ sung Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (phần về ngoại tệ và vàng) đang chờ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ ký ban hành trong tháng 4/2011; dự thảo xong Nghị định thay thế Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 9/12/1999 về hoạt động kinh doanh vàng để lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, các ngân hàng thương mại, các DN sản xuất, kinh doanh vàng trong tháng 4/2011 và trình Thủ tướng ký ban hành trong quý II/2011…/.

Việt Anh

Theo www.baomoi.com

Hon 31 DN van tai dong loat tang gia ve xe

Theo tìm hiểu của phóng viên NNVN tại một số các bên xe trên địa bàn Hà Nội như: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm đến chiều qua hầu hết giá vé đã được thay đổi.

Có mặt ở bến xe Mỹ Đình, hành khách vào bến mua vé xe đều ngỡ ngàng khi thấy niêm yết giá vé mới. Anh Sơn, một hành khách đi bến Mỹ Đình – Lai Châu cho biết: "Tôi công tác trên Lai Châu hầu như đi đi về về liên tục. Trước ngày 1/4 giá vé trong bến là 280.000 đồng/hành khách, thế mà hôm qua tôi đi giá vé đã tăng lên 300.000 đồng/hành khách". Tương tự, tại bến xe Giáp Bát cũng đã có nhiều DN vận tải tăng giá vé.

Cụ thể như: Vé đi Sơn La trước 1/4 có giá 158.000 đồng, nay tăng lên 165.000 đồng/hành khách. Nam Định 50.000 đồng nay tăng lên 55.000 đồng/hành khách. Tại bến xe Gia Lâm, đi Hải Phòng trước 1/4 là 60.000 đồng/hành khách, nhưng ngày hôm qua nhà xe đã thu 65.000 đồng/hành khách; giá vé từ bến xe Gia Lâm đi Thái Nguyên trước 1/4 là 35.000 đồng/hành khách, hôm qua thu 40.000 đồng/hành khách.

Không riêng xe khách, đến chiều qua, nhiều hãng taxi trên địa bàn Hà Nội cũng đã áp dụng giá cước mới. Theo đó, giá cước ngày 6/4 của các hãng taxi Hà Nội với xe 4 chỗ chạy 30 km đầu là 13.200 đồng/km, tăng 500 đồng so với trước đó. Ông Lê Đức Trung, Phó Giám đốc hãng taxi Hà Nội lý giải, để tránh bù lỗ như lần tăng giá xăng dầu lần một hãng đã phải điều chỉnh tăng giá cước hai ngày sau đó (1/4).

Theo khảo sát của NNVN, việc tăng giá cước trong những ngày qua cũng diễn ra với nhiều hãng taxi khác, trong đó các tên tuổi như taxi CP, taxi 3A, taxi Mai Linh… Ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, việc giá xăng tăng buộc các hãng phải điều chỉnh giá cước 2 lần trong một tháng là điều không thể tránh khỏi.

Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Cty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, đến chiều qua Cty cũng đã nhận được thông báo tăng giá vé của 31 DN đang hoạt động tại các bến xe. "Trước hai đợt tăng giá xăng dầu vừa qua, việc doanh nghiệp vận tải tăng giá cước từ 10 đến 15% để bù vào chi phí là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên mọi việc cần thực hiện theo quy trình và các bến xe cần thông báo đầy đủ với công ty", ông Trung nói.

Tổng công ty Đường sắt cũng cho biết, từ 8-4 tới giá vé tàu Thống Nhất và địa phương sẽ tăng từ 5 đến 15%. Trong đó giá ghế ngồi cứng và giường nằm không điều hòa tăng khoảng 5 - 10%, còn giá vé ghế ngồi, giường nằm có điều hòa tăng 10-15% và bắt đầu từ 0h ngày 8/4, giá vé tàu chạy các tuyến sẽ điều chỉnh theo giá mới.

Theo www.baomoi.com